Xem lại ảnh về động đất Nhật Bản tại Hà Nội

27/02/2013 15:47 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - "Sau thảm hoạ động đất, sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản, chúng ta nhận thức rõ một điều: bên cạnh những ân huệ mẹ thiên nhiên ban tặng, chúng ta còn phải đối mặt với các thảm hoạ. Và việc tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ không khuất phục trước thảm hoạ là trách nhiệm của tất cả chúng ta."

Phát biểu trên của ông Tatsuya Fujii- Chủ tịch kiêm Giám đốc kế hoạch Báo Asahi Shimbun là một trong những thông điệp chính của cuộc Triển lãm Ảnh phóng sự động đất Đông Nhật Bản vào sáng nay (27/2) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66- Nguyễn Thái Học, Hà Nội)

Triển lãm được tổ chức để tưởng niệm 2 năm thảm họa động đất miền đông Nhật Bản tàn phán vùng Tohoku và nói về sức mạnh tái thiết diệu kỳ của nhân dân Nhật Bản.

BTC cùng các quan khách cắt băng khai mạc triển lãm.

Hai năm kể từ ngày thảm họa đông đất, những khu vực bị tàn phá nặng nề tại Tohoku đang dần thay da đổi thịt. Những lời động viên chia sẻ và những hỗ trợ thiết thực từ bạn bè khắp năm châu đã đóng góp tích cực vào việc vực dậy những vùng bị động đất tàn phá; và giờ đây những vùng đất này vẫn đang từng ngày hồi sinh và phát triển nhờ tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng thế giới.

Nhưng thật sự những gì đã xảy ra vào ngày hôm đó? Những gì đã xảy ra sau đó? Và những vùng bị tàn phá đã khôi phục như thế nào? Những bức ảnh taị buổi triển lãm đã giải đáp phần nào điều đó.



Bức ảnh Nước mắt đau thương ghi lại người phụ nữ ngồi bên vệ đường khóc nức nở trước cảnh hoang tàn do sóng thần càn quét của huyện Yuriage, thành phố Natori, tỉnh Miyagi, Ảnh chụp 13/3/2011


Tìm người thân


Hãy ở lại với chúng tôi



Bức ảnh Chúng em yêu biển quê nhà, ghi lại cảnh sau giờ tan học, trên đường về nhà các em học sinh vẫn đứng trên cầu nhảy xuống biển để lặn. Ảnh chụp 01/07/2011 tại TP. Ishinomaki, tỉnh Miyagi



Bức ảnh Cây thông kỳ diệu chụp ngày 12/9/2011 tại thành phố Rikuzentakata, quận Iwate. Cây thông duy nhất còn sót lại sau đợt sóng thần dữ dội ngày 11/3/2011. Ngọn thông giờ đứng trơ trọi một mình ở Takadamatsubara, một điểm du lịch nổi tiếng tại Rikuzentakata, quận Iwate. Ánh sáng trăng phủ nhẹ nhàng lên cây như một sự cảm thông. Ngọn thông vốn đang chết dần chết mòn nhưng người ta đã thu thập các nhánh ghép lấy từ ngọn thông này nhằm tiếp nối sự sống của cây đến các thế hệ sau.


Triển lãm thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng trong và ngoài nước


Ngọn lửa hồi sinh


Làm lại từ đầu

Ngoài trưng bày ảnh, triển lãm còn đặt một cây anh đào gắn những lời chúc của người xem tới người dân Nhật Bản.








We will be back: Lời khẳng định đầy quyết tâm của người Nhật: "Chúng tôi sẽ trở lại!"

Báo Asahi Shimbun và Misubishi Corporation đồng tổ chức triển lãm tại Hà Nội, mở cửa tới 11/3.  

Phạm Mỹ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm