'Nụ hôn' bất tử: Biểu tượng của tình yêu hay bạo lực giới tính?

19/02/2019 14:55 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Ông George Mendonsa, nhân vật chính trong bức ảnh Nụ hôn tại Quảng trường Thời đại đã qua đời ở tuổi 95 tại Rhode Island, Mỹ.

Edith Shain tái hiện nụ hôn bất hủ với “lính trẻ”

Edith Shain tái hiện nụ hôn bất hủ với “lính trẻ”

Hôm 11/11 vừa rồi, bà lão 90 tuổi Edith Shain đã tái tạo ký ức đẹp bằng việc chụp ảnh với 5 diễn viên trẻ măng trong trang phục thủy thủ khi bà tới xem vở nhạc kịch South Pacific.

Ngày 14/8/1945, khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh, nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt đã tình cờ ghi lại bức ảnh bất hủ cảnh một lính thủy Mỹ đang ôm hôn một nữ y tá trên Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ.

Nếu như cách đây hơn 60 năm, bức ảnh ghi lại nụ hôn đầy ngẫu hứng này được coi như biểu tượng của tình yêu chiến thắng sự chết chóc và chiến tranh; thì nay, ở thế kỷ thứ 21, điều này có thể thay đổi? Một nhóm hoạt động bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ của Pháp đã lên tiếng cho rằng, bức ảnh này lẽ ra phải bị "thiêu đốt" vì đây là sự cổ vũ cho hành động "tấn công tình dục".

Mới đây nhất, sự phản ứng càng tăng lên khi mà một bức tượng phỏng theo bức ảnh này, mang tên Đầu hàng vô điều kiện (Unconditionnal surrender), hay còn gọi cách khác là Nụ hôn (The Kiss) đã được mang tới triển lãm tại thành phố Caen (Normandi, Pháp), đặt ở vị trí ngay phía bên ngoài Bảo tàng Kỷ niệm Chiến dịch Normandie của quân Đồng minh.

Nhóm hoạt động nữ quyền Pháp mang tên Phụ nữ dám làm (Osez le femminisme) đã phát động một chiến dịch thu thập chữ ký để dỡ bỏ bức tượng này. Lý luận của nhóm nữ quyền đưa ra cho rằng, chính tác giả của bức ảnh, Alfred Eisenstaedt, cũng đã từng chia sẻ rằng ông đã chứng kiến người lính thủy này đã cố gắng ôm hôn mọi phụ nữ đang có mặt tại Quảng trường Thời đại vào thời điểm đó.

Nụ hôn thủy thủ. Nụ hôn bất tử. Quảng trường thời đại. Nụ hôn. The kids
Bức ảnh Nụ hôn thủy thủ
 
Bản kiến nghị của nhóm hoạt động nữ quyền này đã chỉ ra rằng "Người lính thủy này có thể cười đùa vui vẻ với phụ nữ, có thể hỏi ý kiến và ôm hôn họ một cách thân ái để thể hiện sự vui mừng; thế nhưng, bức ảnh cho thấy, người lính đã cố gắng ôm cứng đầu người nữ y tá để hôn cô ta; và đó là hành động bạo lực". Hiện bản kiến nghị đã thu thập được khoảng 7.000 chữ ký ủng hộ.

Trong khi đó, Greta Zimmer Friedman, người được cho là người nữ y tá trong bức ảnh, đã luôn nói rằng vào thời điểm đó bà hạnh phúc và chưa bao giờ nghĩ mình là một nạn nhân của bạo lực giới tính.

Bức tượng mang tên Đầu hàng vô điều kiện của tác giả Seward Johnson, cao 8 mét và nặng 13 tấn, trước đó đã được trưng bày ở Mỹ và Italy, được dựng ở thành phố Caen vào ngày 23/9 vừa qua, để kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Normandie.

Theo quý vị, Nụ hôn thủy thủ là biểu tượng của tình yêu hay bạo lực giới tính?

Quang Thanh (Phóng viên TTXVN tại Italy)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm