Nhật Bản chưa thể kiểm soát phóng xạ rò rỉ tại Fukushima

07/08/2013 11:00 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Chính phủ Nhật Bản đứng trước thử thách mới khi nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima đã bị rò rỉ một lượng lớn nước chứa chất phóng xạ ra khu vực bên ngoài.


Nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau hai năm diễn ra thảm họa

Một lượng lớn nước chứa hàm lượng phóng xạ ở mức độ cao đã bị rò rỉ khỏi nhà máy, thấm vào các mạch nước ngầm và bến cảng ra khu vực bên ngoài. Tuyên bố chính thức của chính phủ Nhật Bản tuyên bố vào ngày thứ Ba cho biết sẽ cố gắng khắc phục hậu quả một cách "nhanh nhất có thể". Trong khi một quan chức về vấn đề hạt nhân nói rằng đây là một vấn đề khẩn cấp.

Ba lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã hoàn toàn hư hại sau trận động đất năm 2011 tạo nên một trong những vụ tai nạn liên quan đến hạt nhân khủng khiếp nhất kể từ sau vụ nổ Chernorbyl năm 1986.

Các nhà khoa học đã chỉ ra một lượng lớn chất phóng xạ đi theo con đường rò rỉ của nước ra ngoài khu vực nhà máy. Công ty điện lực Tokyo thừa nhận vụ rò rỉ này vào tháng trước và nói rằng họ đã tìm thấy hàm lượng cesium-137 and strontium-90 trong các giếng và khu vực bến cảng bên ngoài nhà máy.



Một góc nhìn khác ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima

"Có một sự thật rằng lượng nước mang chất phóng xạ rò rỉ ra ngoài khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima là không gì có thể kiểm soát được", Masayuki Ono, Giám đốc công ty TEPCO cho biết. "Đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và chúng tôi đang tìm kiếm những phương án giải quyết".

Ông Ono nói rằng công ty đang cố gắng xây dựng một hàng rào ngăn chặn lượng nước ngầm nhiễm phóng xạ rò rỉ ra biển nhưng đó là một vấn đề hết sức khó khăn.

Công ty TEPCO đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý một lượng lớn nước nhiễm chất phóng xạ. Hàng ngày, TEPCO phải bơm nước để làm mát những lò phản ứng hạt nhân.

Vấn đề hiện nay là việc rò rỉ nước nhiễm chất phóng xạ từ tầng hầm của tòa nhà tới các mạch nước ngầm. "Không thể tiến hành sửa chữa các bức tường gây nên sự rò rỉ ở tầng hầm vì cấu trúc nhà máy điện hạt nhân đã bị hư hỏng nặng", ông Michael Friedlander, cựu kỹ sư điều hành nhà máy điện hạt nhân cho biết.

"Hãy tưởng tượng mạch nước ngầm là dòng chảy từ cao đến thấp và các đại dương là điểm thấp. Ngăn chặn dòng nước lên tới 400 tấn mỗi ngày cũng không phải là giải pháp bền vững. Họ có thể sẽ phải làm bay hơi lượng nước nhiễm phóng xạ", ông Friedlander nói.

Nguyễn Hồng Đăng
Theo CNN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm