Ngành đào tạo báo chí trong thời đại thông tin nhiễu loạn trên mạng Internet

16/07/2019 20:16 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Trong bối cảnh thông tin nhiễu loạn, giả mạo, bao gồm cả video và ảnh giả, phát tán tràn lan trên mạng Internet, các trường đào tạo về báo chí đang “loay hoay” tìm hướng thích nghi.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn báo chí Nhật Bản về chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị thượng đỉnh G20

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn báo chí Nhật Bản về chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị thượng đỉnh G20

Nhân chuyến thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) từ ngày 27/6 - 1/7 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí Nhật Bản.

Tại hội thảo với chủ đề "Giảng dạy báo chí trong thời kỳ nhiễu loạn thông tin" vừa diễn ra cuối tuần qua tại Paris (Pháp) với sự góp mặt của 600 chuyên gia, nhà sư phạm và nghiên cứu từ 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, các đại biểu đã thảo luận về cách thức đào tạo những nhà báo tương lai trước thách thức mới.

Chú thích ảnh
Ảnh minh hoạ

Bà Gifty Appiah-Adjei công tác tại Đại học Giáo dục ở Ghana nhấn mạnh đào tạo báo chí là biện pháp hiệu quả nhất để có thể giải quyết được nạn tin giả. Tuy nhiên, kỹ năng phát hiện và chống  nạn tin giả chưa được đưa vào chương trình giảng dạy như một môn học độc lập tại các trường báo chí.

Tương tự, giảng viên Kamilla Nigmatullina tại Đại học Tổng hợp Saint Petersburg của Nga cho biết kiểm chứng các nguồn tin luôn là một phần trong chương trình đào tạo báo chí. Tuy nhiên, theo bà, cần có cách tiếp cận mới trong bối cảnh thông tin giả ngày càng tinh vi hơn bao giờ hết, trong đó có những video và ảnh giả.

Bà Nigmatullina cho rằng điều cần thiết hiện nay không phải là xây dựng một nguyên tắc chung mà cần nghiên cứu chung với các học giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Bà lấy ví dụ ngành đào tạo báo chí có thể hợp tác với ngành nghiên cứu hệ thần kinh để xác định nguyên nhân con người quyết định chia sẻ một số thông tin nhất định. 

Trong khi đó, Hiệp hội đào tạo báo chí châu Âu đã triển khai dự án, thu hút sinh viên của gần 20 trường báo tại 13 nước tham gia xác minh dữ liệu trong các bài báo trước cuộc bầu cử nghị viện châu Âu hồi tháng 5 vừa qua. Một trong những mục tiêu của dự án là giúp các sinh viên phân biệt được tin giả.

Theo một khảo sát được thực hiện trên toàn cầu công bố ngày 11/6 vừa qua, 86% người dùng Internet thừa nhận họ bị lừa do "tin giả", chủ yếu xuất phát trên mạng xã hội Facebook. Mỹ đứng đầu trong số các nước ghi nhận tình trạng phát tán tin giả, tiếp theo là Nga và Trung Quốc.

Người dùng Internet ở Ai Cập là "cả tin" nhất trong khi người Pakistan có thái độ "ngờ vực" nhất khi dùng Internet. Những người tham gia khảo sát cho biết thêm tin giả xuất hiện nhiều nhất trên mạng xã hội Facebook, tiếp đó là một số nền tảng khác như YouTube, Twitter và các trang blog. Khảo sát do hãng Ipsos thực hiện với sự tham gia của 25.000 người dùng Internet thuộc 25 quốc gia.

        Nguyễn Hằng (TTXVN)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm