Năm nay nên cúng ông Công, Ông Táo vào giờ nào, ngày nào?

27/01/2019 21:12 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovbanhoa.vn) - Theo một số chuyên gia tín ngưỡng, năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là trong khung giờ 9 - 11 giờ sáng, không nên cúng sớm trước vào ngày 22 tháng Chạp.

Lễ cúng Ông Công Ông Táo cần sắm những gì?

Lễ cúng Ông Công Ông Táo cần sắm những gì?

Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba chiếc: hai mũ ông và một mũ bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn và 3 con cá làm ngựa để Táo quân lên chầu trời. 

Xem toàn bộ thông tin cần biết về Tết Ông Công, Ông Táo TẠI ĐÂY

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần dõi theo cuộc sống của mọi người. Hàng ngày ông Công ông Táo sẽ ghi lại những việc làm tốt xấu của gia chủ, để đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng.

Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình. Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời luôn được tiến hành trọng thể. Các gia đình chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp từ rất nhiều ngày trước, để đảm bảo không một sai sót nào xảy ra.

Cúng ông công ông táo ngày nào, Cúng ông công ông táo lúc nào, Cúng ông công ông táo giờ nào, giờ cúng ông công ông táo, Cúng ông côn ông táo, giờ cúng ông công ông táo

Tết ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Theo lịch vạn niên, Tết ông Công ông Táo 2019 năm nay vào thứ Hai, ngày 28/1/2019.

Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất?

Năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là trong khung giờ 9 - 11 giờ sáng. Đây là giờ Tỵ và cũng là giờ hoàng đạo của ngày 23 tháng Chạp.

Lễ cúng ông Công ông Táo cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình. Ngoài ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua, tục lệ cúng ông Công ông Táo còn là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, hướng con người đến những điều thiện lương.

Thông thường, lễ cúng Táo quân có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên năm nay, khung giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 9 - 11 giờ. Giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy dù vướng bận chuyện gì, các gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

Cúng ông công ông táo ngày nào, Cúng ông công ông táo lúc nào, Cúng ông công ông táo giờ nào, giờ cúng ông công ông táo, Cúng ông côn ông táo, giờ cúng ông công ông táo

Cúng ông Công ông Táo sớm có được không?

Nhiều gia đình thắc mắc liệu có thể cúng ông Công ông Táo sớm trước một ngày, nếu quá bận rộn và không sắp xếp được công việc. Nếu như năm ngoái, các chuyên gia phong thủy cho biết có thể cúng trước vào ngày 22 tháng Chạp, nhưng năm nay 2019, thì không nên. Lễ cúng ông Công ông Táo cần được tiến hành đúng ngày 23 tháng Chạp.

Các tuyệt đối không nên cúng muộn hơn 23 giờ đêm ngày 23 tháng Chạp bởi mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế các gia đình không nên cúng sau ngày hăm ba. 

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo một cách đầy đủ nhất

Họ đều là nguyên thần của các vị thần tiên trên trời được nhận sắc lệnh của Ngọc hoàng thượng đế mà xuống cai quản ở trần gian. Họ là đại diện cho thần tiên.

1- Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là "Thổ thần thổ địa".

2- Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Ngọc Đế. Ta hay gọi là "Thổ công táo quân".

3- Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình. Ta hay gọi là "Thổ kỳ".

Do vậy gia chủ có thể làm ban thờ ba vị này chung một bát nhang. Ta cũng không nên để bát nhang thổ thần thổ địa ở cùng với ban thờ gia tiên.

Tuy nhiên kể cả không có ban thờ thì gia chủ có thể làm lễ cúng các vị trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, ngoài hành lang hay ở giữa phòng khách nhà mình ở. Trên bàn cúng các vị nên trải vải đỏ. Những ngày mùng 1, ngày rằm... ta nên cúng cho các vị thần bằng chính lòng thành tâm của gia chủ không đòi hỏi lễ lạt quá lớn, có sao thì cúng như vậy.

Ngày 23 tháng Chạp là ngày trọng đại để làm lễ tiễn Thần Táo Quân về Trời tấu sớ nên mọi nghi lễ cần làm bài bản và thịnh soạn.

Lễ vật gồm có:

- Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.

- Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.

- Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.

- Một mâm lễ gồm Gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau. Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.

- Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.

- Một mâm hoa quả " ngũ quả" đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.

- Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm: Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân. Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa. Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.

- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.

* Lưu ý: không đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.

- Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.

- 9 cây cây nến đỏ.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục.

- Thắp 9 nén nhang.

- Quỳ xuống lễ 9 lễ.

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Nghi lễ: 

Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.

* Lưu ý:

1- Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.

2- Hướng tây bắc là làm lễ thờ các vị Đại Tiên

3- Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh.

4- Hướng Nam là làm lễ thờ các vị Thần linh.

5- Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.

6- Hướng Đông Nam là hướng của Người.

7- Hướng Đông Bắc là hướng của Quỷ.

8- Hướng Tây Nam là hướng của Ma vong.

Sự tích ông Công ông Táo

Trong dân gian, có nhiều dị bản về sự tích ông Công ông Táo nhưng nói chung tục lệ cúng ngày 23 tháng Chạp xuất phát từ câu chuyện tình sâu nghĩa nặng giữa nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Hoàn cảnh éo le của ba người, "một vợ hai chồng", "một bà hai ông" được kể lại trong sự tích ông Công ông Táo như sau.

Xưa kia có hai vợ chồng rất nghèo khó, người chông tên Trọng Cao, người vợ là Thị Nhi. Hai vợ chồng lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con. Cũng vì lẽ này, cuộc sống gia đình thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn.

Cúng ông công ông táo ngày nào, Cúng ông công ông táo lúc nào, Cúng ông công ông táo giờ nào, giờ cúng ông công ông táo, Cúng ông côn ông táo, giờ cúng ông công ông táo

Một ngày nọ, vì quá tức giận và không kiềm chế được bản thân mà Trọng Cao đã đánh vợ mình. Giận người chồng đầu ấp tay gối bấy lâu, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và gặp người đàn ông tên Phạm Lang. Hai người sống như vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mãi không về, liền nóng ruột đi tìm khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Trọng Cao quyết định bỏ nhà, bỏ công ăn việc làm để đi hành khất tìm vợ.

Một hôm vì quá đói và mệt, Trọng Cao gõ cửa một nhà để xin ăn thì được một người chính là Thị Nhi mang cơm ra cho. Hai người bàng hoàng khi nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ lại ùa về. Thế nhưng, Phạm Lang lại sắp đi làm đồng về, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm ở góc vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì.

Thật không may, Phạm Lang về nhà mục đích là để lấy tro mang ra bón ruộng, nên ông bèn châm lửa đốt đống rơm mà Trọng Cao đang say ngủ trong đó. Nhìn thấy người chồng cũ của mình bị chết cháy, Thị Nhi bèn lao vào lửa để chết theo. Phạm Lang vì thương vợ nên cũng lao mình vào đám cháy để cùng chết.

Cúng ông công ông táo ngày nào, Cúng ông công ông táo lúc nào, Cúng ông công ông táo giờ nào, giờ cúng ông công ông táo, Cúng ông côn ông táo, giờ cúng ông công ông táo

Chứng kiến hoàn cảnh éo le cùng tình nghĩa giữa ba người, Ngọc Hoàng phong cho Phạm Lang, Thị Nhi và Trọng Cao làm Táo quân, phân chia nhiệm vụ của mỗi người như sau:

- Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.

- Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.

- Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

Cúng ông công ông táo ngày nào, Cúng ông công ông táo lúc nào, Cúng ông công ông táo giờ nào, giờ cúng ông công ông táo, Cúng ông côn ông táo, giờ cúng ông công ông táo
Làng Địa Linh, thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, có truyền thống làm tượng ông Táo lâu đời. Những ngày cuối năm, khi Tết ông Công, ông Táo đang cận kề, những người làm nghề đúc tượng ông Táo ở đây lại tất bật cho ra lò hàng vạn bức tượng. Trong ảnh người làm nghề đang vẽ tượng Ông Táo. Ảnh: Tường Vi - TTXVN.

Mâm cỗ cúng ông Táo có những gì?

Trong ngày cúng ông Công ông Táo, người dân cả nước đều có làm một mâm cơm cúng ông Táo về trời. Thông thường, mâm cỗ cúng truyền thống ở miền Bắc bao gồm rất nhiều món. Trong đó, có các món cơ bản như: Gạo, muối, thịt vai lợn luộc, bát canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã. Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Với những gia đình có trẻ em, người dân còn cúng ông Công ông Táo một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng thượng đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Trong khi đó, tại miền Nam, tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính theo từng miền, các gia đình tại miền Nam có thể làm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu canh… hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Thờ cúng Táo Quân

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công, lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.

Ngoài ra người Việt Nam còn quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do Văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Phong tục cúng cá chép vào ngày 23 tháng Chạp

Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Cúng ông công ông táo ngày nào, Cúng ông công ông táo lúc nào, Cúng ông công ông táo giờ nào, giờ cúng ông công ông táo, Cúng ông côn ông táo, giờ cúng ông công ông táo

Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Cúng ông công ông táo ngày nào, Cúng ông công ông táo lúc nào, Cúng ông công ông táo giờ nào, giờ cúng ông công ông táo, Cúng ông côn ông táo, giờ cúng ông công ông táo

Thảo Vy (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm