Mưa sao băng, siêu trăng và hiện tượng thiên văn kỳ thú tháng 4

07/04/2021 15:48 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Mưa sao băng Lyrid sẽ diễn ra trong hơn 1 tuần, chủ yếu từ ngày 16 đến 25/4. Cùng với đó, tháng 4 cũng có sự xuất hiện của các hiện tượng thiên văn kỳ thú như trăng mới, siêu trăng...

Ngắm mưa sao băng khi Trái Đất, Sao Mộc và Sao Thổ thẳng hàng sau 800 năm

Ngắm mưa sao băng khi Trái Đất, Sao Mộc và Sao Thổ thẳng hàng sau 800 năm

Trong đêm nay, trận mưa sao băng cuối cùng trong năm sẽ diễn ra. Nhưng điều đặc biệt là "cực đại" của trận mưa sao băng này diễn ra cùng thời điểm với hiện tượng Mặt Trời và 3 hành tinh là Trái Đất, Sao Mộc và Sao Thổ cùng nằm trên một đường thẳng - sự kiện 800 năm mới lặp lại.

Tuy là một trận "mưa sao" quy mô trung bình nhưng hiện tượng Lyrid vẫn thu hút nhiều sự quan tâm vì mang đến nhiều "quả cầu lửa" ngoạn mục, chính là những ngôi sao băng chớp sáng bắt mắt, để lại một vệt dài ánh sáng trên bầu trời. 

Sao băng sẽ xuất hiện bất kỳ trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ngày 25 tháng 4. Tuy vậy, thời điểm trận "mưa sao" này đạt cực đại là vào đêm ngày 21 tháng 4 đến rạng sáng ngày 22 tháng 4.

Cơ hội tốt nhất để ngắm sao là từ lúc từ mặt trăng lặn cho đến bình minh, khi bầu trời tối nhất và điểm tỏa sáng của các sao băng ở vị trí cao nhất trên bầu trời. Các ngôi sao băng sẽ tỏa ra từ khu vực xung quanh chòm sao Lyra, được đặt tên cho chòm sao Lyrids, nhưng chúng có thể được nhìn thấy trên khắp bầu trời.

Mưa sao băng, Mưa sao băng Lyrid, Siêu trăng, Trăng Hồng, Ngắm mưa sao băng, Ngắm mưa sao băng Lyrid, Ngắm mưa sao băng tháng 4, Ngắm siêu trăng tháng 4
Hình ảnh tuyệt đẹp của một trận mưa sao băng. Ảnh: New York Post

Năm nay, các nhà thiên văn dự tính sẽ có khoảng từ 15 đến 25 sao băng mỗi giờ. Người xem nên đến nơi không có ánh sáng mạnh, chói, cho mắt thích nghi với bóng tối để dễ dàng phát hiện các vệt sáng trên bầu trời. 

Theo NASA, mưa sao băng Lyrids được lấy theo tên của chòm sao Lyra (Thiên Cầm), nơi các ngôi sao băng phát ra. Lyrids là trận mưa sao băng đầu tiên được loài người ghi nhận, xuất hiện trong cổ văn Trung Quốc từ 2.500 năm trước. Mưa sao băng này xuất hiện mỗi khi Trái Đất đi qua vùng mảnh vỡ của sao chổi Thatcher. 

Sự kiện mưa sao băng nổi bật tiếp theo trong năm nay là trận mưa sao băng Eta Aquarid vào tháng 5, sẽ dễ quan sát ở Nam bán cầu hơn so với Bắc bán cầu. Người yêu bầu trời đêm ở Bắc bán cầu sẽ phải chờ đến tận tháng 7 và tháng 8, thời điểm diễn ra mưa sao băng Perseid đáng chú ý. 

Trong tháng 4 năm 2021, người yêu thiên văn còn được chiêm ngưỡng thêm những hiện tượng thiên văn kỳ thú như trăn mới và siêu trăng.

Trăng mới (12/4): Mặt Trăng sẽ xuất hiện cùng phía với Mặt Trời và sẽ không hiện diện trên bầu trời đêm. Đây là thời điểm tốt nhất tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà hay các cụm sao bởi vì không có sự lấn át của ánh trăng.

Trăng thượng huyền (20/4): Mặt Trăng sẽ có hình dạng bán nguyệt và xuất hiện ở thiên đỉnh vào đầu buổi tối, sau đó lặn dần về phía tây. Những ngày quanh ngày này là thuận lợi nhất để quan sát Mặt Trăng qua kính thiên văn hay ống nhòm. Các miệng hố trên Mặt Trăng sẽ xuất hiện rõ trên bề mặt của vệ tinh tự nhiên này.

Mưa sao băng, Mưa sao băng Lyrid, Siêu trăng, Trăng Hồng, Ngắm mưa sao băng, Ngắm mưa sao băng Lyrid, Ngắm mưa sao băng tháng 4, Ngắm siêu trăng tháng 4
Siêu trăng vào tối 7/5/2020 theo giờ Việt Nam. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Mưa sao băng, Mưa sao băng Lyrid, Siêu trăng, Trăng Hồng, Ngắm mưa sao băng, Ngắm mưa sao băng Lyrid, Ngắm mưa sao băng tháng 4, Ngắm siêu trăng tháng 4
Ảnh siêu trăng: Minh Đức - TTXVN

Trăng tròn, siêu trăng (27/4): Mặt Trăng sẽ ở vị trí xung đối và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất. Lần trăng tròn này được những bộ lạc bản địa đầu tiên ở Mỹ gọi là Trăng Hồng, bởi vì nó đánh dấu thời điểm xuất hiện của loài cỏ hồng rêu, hoặc loài địa giáp trúc hoang, là một trong những loài hoa mọc sớm nhất vào mùa xuân.

Lần trăng tròn này cũng được gọi là siêu trăng khi mà Mặt Trăng sẽ ở vị trí gần cực cận với Trái Đất (<360.000 km) và trông có vẻ lớn hơn và sáng hơn một chút so với lúc trăng tròn bình thường khác. 

Bảo Anh (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm