Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019

26/06/2019 08:12 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Đề chính thức môn Ngữ Văn TẠI ĐÂY

Đề thi môn Vật Lý THPT Quốc gia 2019

Đề thi môn Vật Lý THPT Quốc gia 2019

Đề thi môn Vật Lý THPT Quốc gia 2019: Chúng tôi cập nhật lời giải môn thi Vật Lý sớm nhất. Để có thông tin mới và sớm nhất, mời độc giả nhấn F5 để theo dõi...

 

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I.  ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Biết nói gì trước biển em ơi
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời 
Cái hào hiệp ngang tàng của gió 
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ 
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời 
Cái giản đơn sâu sắc như đời 

Chân trời kia biển mãi gọi người đi 
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi

(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Văn học, 1985, tr.391)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Anh/ Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm

Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:

Cái hào hiệp ngang tàng của gió 
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ 
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời 
Cái giản đơn sâu sắc như đời 

Câu 4. Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II.                 LÀM VĂN(7.0 điểm)

 Câu 1(2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thư­ờng nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản tr­ường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Như­ng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở ng­ười con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)

Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Lời giải môn ngữ văn kì thi THPT quốc gia 2019 do hệ thống GD Hocmai thực hiện.

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Nội dung của các dòng thơ:

- Khắc họa cuộc sống cơ cực, tăm tối của kiếp người.

- Sự gắn bó, khát vọng chinh phục biển khơi dẫu có khó khăn, nghiệt ngã.

Câu 3: Hiệu quả của phép điệp:

- Nhấn mạnh, ngợi ca vẻ đẹp, tầm vóc của biển cả quê hương.

- Tạo nhịp điệu thơ nhanh; thể hiện sự tự hào, kiêu hãnh.

- Bộc lộ cái nhìn tinh tế, sự chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về mối quan hệ giữa biển cả và con người.

Câu 4: Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Cần lý giải thuyết phục, hợp lý.

Phần II: Làm văn

Câu 1: 

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

3. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:

- Giải thích: Ý chí là khả năng vượt khó, sức mạnh của sự nỗ lực ở con người.

- Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống:

+ Ý chí thôi thúc hành động, giúp con người vượt lên chính mình.

+ Ý chí tạo niềm tin, động lực mãnh mẽ cho con người trong hành trình chinh phục khát vọng.

+ Ý chí tạo nên thành công cho con người trong cuộc sống.

4. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2:

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng sông Hương và cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

3. Nội dung

* Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và vị trí đoạn trích.

* Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích.

- Sông Hương mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa trữ tình:

+ Sông Hương là "bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt".

+  Nét "dịu dàng và say đắm" được toát lên giữa màu đỏ của những bông hoa đỗ quyên rừng.

→ Câu văn dài, chia làm nhiều vế, kết hợp với những động từ, tính từ nhằm nhấn mạnh hai vẻ đẹp đối lập của dòng sông.

- Sông Hương còn mang vẻ đẹp "phóng khoáng, man dại" và giàu chất trí tuệ:

+ Vẻ đẹp hoang sơ lại hết sức tình tứ được khắc hoạ bằng hình ảnh so sánh "một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại" kết hợp biện pháp tu từ nhân hoá qua từ "hun đúc".

+ Vẻ đẹp giàu chất trí tuệ thể hiện qua hình ảnh so sánh "người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở".

* Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tác giả không chỉ nhìn sông Hương trong thuỷ trình mà còn nhìn nhận và phát hiện ra bản chất của dòng sông. Sông Hương hiện lên vừa là một thực thể tự nhiên, vừa như một con người với vẻ đẹp phong phú và tâm hồn "sâu thẳm".

→ Cái nhìn sâu sắc, toàn diện và hết sức mới mẻ của tác giả. Từ đó, người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương và trân quý cái đẹp của nhà văn.

4. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Đề chính thức môn Ngữ Văn xem TẠI ĐÂY

Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia năm 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia, Đề thi môn Văn, đề văn, đáp án văn, Đề thi Văn, đề thi văn, thi THPT quốc gia

Để chuẩn bị tốt nhất môn Ngữ văn, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo môn Ngữ văn, quý độc giả và thí sinh có thể xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Đề chính thức môn Ngữ Văn xem TẠI ĐÂY

Đề thi tham khảo Ngữ văn của Bộ GD&ĐT tại Kỳ thi THPT Quốc gia 2019.

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:

“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”

Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.

(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”

(Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)

Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

------------------ HẾT ------------------

Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia năm 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia, Đề thi môn Văn, đề văn, đáp án văn, Đề thi Văn, đề thi văn, thi THPT quốc gia
Các thí sinh làm bài tại điểm thi trường THPT Nguyễn Du, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN VĂN THPT QUỐC GIA NĂM 2019

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1: 

Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích là: “nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển” 

Câu 2: 

“Điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là dậm chân tại chỗ, tự đóng khung mình vào những khuôn mẫu có sẵn, sống trì trệ, không muốn thay đổi để phát triển. 

Câu 3: 

Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có 2 tác dụng: 

- Chỉ ra tác hại của việc “nếu không thay đổi thì con người sẽ không phát triển được: Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu con người chỉ sống trong “vòng an toàn” mà không có những thay đổi, bứt phá. Điều đáng sợ nhất là chỉ đứng yên một chỗ, không làm gì để tiến lên. 

- Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động sẽ làm được những điều chưa bao giờ đạt được. Điều quan trọng là phải hành động để tìm kiếm điều mới mẻ, tốt đẹp. 

Câu 4:

- Đầu tiên các em cần nêu ra được ý kiến của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm”. 

- Tiếp theo cần lí giải sự lựa chọn của mình: 

+ Đồng ý: “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm” vì phải đối mặt với những thử thách, chưa bao giờ thử qua. Thậm chí ta chưa biết được những điều mới mẻ mà mình bắt đầu tiếp thu có thực sự tốt hay không. 

+ Không đồng ý: Dám từ bỏ những điều quen thuộc, an toàn là dám chấp nhận thử thách, khiến con người trở nên kiên cường hơn, chủ động hơn.  Dù là liều lĩnh, mạo hiểm nhưng những vượt qua giới hạn an toàn của bản thân, ta sẽ học được cách bảo vệ mình, tích lũy thêm những kiến thức, kĩ năng và trưởng thành hơn. Khi thời gian trôi đi thì chúng ta sẽ hối hận vì những điều ta không làm chứ không phải những điều ta đã làm.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1:

Giải thích vấn đề: Điều bản thân cần thay đổi là những điều chưa tốt hoặc có thể là chưa phù hợp, phải thay đổi để phát triển bản thân, để hoàn thiện nhân cách. 

- Vì sao cần phải thay đổi 

+ Chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng trước khi muốn thay đổi thế giới thì cần thay đổi chính bản thân mình. 

+ Con người ai cũng có những khuyết điểm, biết và dám thừa nhận những khuyết điểm của mình, biết sửa chữa sẽ làm cho chúng ta tiến bộ hơn từng ngày. Điều quan trọng là mình hôm nay phải hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua 

- Cần phải thay đổi những gì: 

+ Cần thay đổi từ những thói quen bình dị hàng ngày: ăn, uống, nghỉ ngơi, làm việc, thư giãn

+ Phải thay đổi toàn diện từ nhận thức đến hành động. Phải có ước mơ, hoài bão nhưng quan trọng là phải thức dậy để biến ước mơ thành hành động.

- Tác dụng của việc thay đổi: 

+ Thái độ với mọi người và với chính bản thân mình trong bất cứ việc gì cũng nhẹ nhàng, bớt áp lực hơn. 

+ Suy nghĩ, tư duy tích cực hơn, yêu đời hơn. 

+ Học tập, làm việc suôn sẻ

+ Khi bản thân thay đổi để tốt hơn cũng sẽ tác động đến những người thân xung quang, làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. 

- Liên hệ với bản thân và đưa ra bài học của mình: Cuộc đời của chúng ta như thế nào do chính chúng ta quyết định, cần phải làm thế nào để mình ngày một tốt đẹp hơn thì bạn phải tự kiếm câu trả lời của mình.

Câu 2:

Các em cần vận dụng những kiến thức đã học qua đó phân tích đúng các hình ảnh trọng tâm miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Tham khảo dàn ý sau:

Mở bài: Giới thiệu chung 

a. Tác giả và tác phẩm

- Kim Lân, nhà văn chuyên viết truyện ngắn 

- Tác phẩm tiêu biểu: Để lại hai tập truyện nổi tiếng “Nên vợ nên chồng”, “Con chó xấu xí”

- Phong cách nghệ thuật: những trang viết của ông đều là những khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân bình dị, yêu đời, thật thà, chất phác, hóm hỉnh, tài hoa. 

- Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất nằm trong tập truyện “Con chó xấu xí” (1962)

b. Nhân vật: 

Người vợ nhặt tuy chỉ là nhân vật phụ của tác phẩm, nhưng thông qua nhân vật này Kim Lân đã cho thấy những chuyển biến tâm lí tinh tế, biệt tài phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của mình. 

Thân bài

a. Mô tả chung về nhân vật: 

- Lai lịch: không rõ ràng, không tên tuổi, không ghi hề có một thông tin nào về gia đình, quê hương, nghề nghiệp,... hay về quá khứ.

-> Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô nghĩa. * 
Chân dung:

- Hình ảnh được xây dựng

+ Bề ngoài: 

Áo quần tả tơi như tổ đĩa 

Gầy sọp . 

Mặt lưỡi cày xám xịt

Ngực gầy lép 

Hai con mắt trũng hoáy 

=> Ngoại hình thảm hại do cái đói tạo ra.

- Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động: 

+ “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”. => tính cách đanh đá, chua ngoa, chao chat, chỏng lỏn... 

+ “Ton ton chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đấu ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”, bám lây câu nói đùa của người ta để theo về làm vợ thật => lột tả vẻ vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn. 

b. Sự thay đổi của nhân vật qua hai lần ăn uống 

* Lần ăn uống thứ nhất 

- Hoàn cảnh: Người vợ nhặt bị bỏ đói nhiều ngày, gặp Tràng thì không ngần ngại ăn liền một lúc hai bát bánh đúc không hề ngẩng mặt.

- Hành động: 

+ Sả xuống ăn thật 

+ Ăn một chặp hai bát bánh đúc 

+ Không ngầng mặt trò chuyện 

=> Hành động đó cho thấy: Thị là người trơ trẽn, cái đói đã làm mất không chỉ nhân hình mà cả nhân tính, phẩm giá của nhân vật, làm mất đi cái duyên dáng, tế nhị của một người phụ nữ. Những hành động đó cũng cho thấy thị là người có khao khát sống mãnh liệt, dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến cùng cực nhưng khao khát được sinh tồn vẫn chưa lúc nào thôi cháy bỏng. 

* Lần ăn uống thứ hai 

- Hoàn cảnh: Khi thị đã trở thành vợ của anh cu Tràng, nhận bát đồ ăn từ tay mẹ chồng. 

- Hành động:

+ Mắt tối lại

+ Điềm nhiên và bát chè khoán vào miệng 

=> Hành động lần này cho thấy sự lo lắng và buồn bã vì hoàn cảnh cuộc sống vẫn không thay đổi. Nhưng ngay sau đó người vợ nhặt lấy lại tinh thần, điềm nhiên đưa bát cháo khoán vào miệng ăn ngon lành. Điều đó chứng minh Thị chấp nhận hiện thực và vẫn luôn có niềm tin vào tương lai, chấp nhận sự gánh vác, sẻ chia với gia đình mới của mình. Qua hình ảnh này Kim Lân cũng khéo léo thể hiện tấm lòng đồng cảm, thị hiểu tấm lòng của người mẹ nghèo đối với mình.

Nhìn chung qua việc miêu tả những cử chỉ, hành động cũng như những diễn biến tâm lí hết sức tinh tế đã cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của nhà văn Kim Lân. Đồng thời cũng thể hiện tình yêu, niềm tin, tấm lòng nhân đạo của tác giả với người phụ nữ. 

Kết bài

Sự táo bạo, trơ trẽn của thị trong lần đầu tiên là sản phẩm của cuộc sống nghèo đói, lang thang, cơ cực chứ không phải là bản chất của người phụ nữ ấy. Nhưng llần thứ hai là một hệ quả tất yếu, có một mái ấm gia đình thì lại trở về là chính mình, một người phụ nữ có khát vọng sống mãnh liệt, niềm tin vào tương lai tươi đẹp. Đây có thể nói là khắc họa thành công của Kim Lân về người phụ nữ xưa.

>>> Tham khảo bài văn mẫu: Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả về cách ăn.

Đáp án này chỉ mang tính chất tham khảo và đưa ra những ý cần thiết để bài văn của em thí sinh hoàn chỉnh nhất.

Chúng tôi sẽ cập nhật sớm nhất đề thi môn văn và đáp án môn văn chính thức ngay khi có kết quả

Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia năm 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia, Đề thi môn Văn, đề văn, đáp án văn, Đề thi Văn, đề thi văn, thi THPT quốc gia
Tại Nam Định, Kết thúc bài thi môn Toán, đa số thí sinh tự tin với phần bài làm của mình. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN

Đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12

Theo số 03/2019/TT-BGDĐT, thi THPT quốc gia nhằm mục đích: Dùng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông; cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Trước đây, tại Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định từ năm 2019, nội dung thi THPT quốc gia sẽ bao hàm tất cả Chương trình THPT. Tuy nhiên, tại Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT, Bộ đã điều chỉnh quy định này. Theo đó, trong năm nay, nội dung đề thi vẫn sẽ nằm trong Chương trình THPT nhưng sẽ chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.

Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia năm 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia, Đề thi môn Văn, đề văn, đáp án văn, Đề thi Văn, đề thi văn, thi THPT quốc gia

So với đề thi văn THPT quốc gia năm 2018, đề thi tham khảo năm nay không có bất kỳ sự thay đổi nào về cấu trúc. Khuôn mẫu này được duy trì từ năm 2017 đến nay.

Về mặt nội dung, phần đọc hiểu, đề tham khảo giữ nguyên việc sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa. Sự thay đổi lớn nhất trong phần này nằm ở cách ra các câu hỏi.

Câu đầu tiên không còn kiểm tra học sinh về kiến thức tiếng Việt căn bản như thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt… giống những năm trước. Các câu hỏi đều không yêu cầu học thuộc kiến thức trong sách giáo khoa.

Phần đọc hiểu yêu cầu học sinh thực hiện chính xác hai thao tác là đọc và hiểu ngữ liệu. Đây là sự thay đổi lớn. Nếu đề thi thật như đề tham khảo, học sinh không cần phải quá tập trung việc học kiến thức tiếng Việt.

Phần làm văn, viết đoạn văn là câu hỏi duy nhất không thay đổi. Đề tham khảo giữ nguyên cách hỏi và hình thức thể hiện của câu hỏi như đề thi THPT quốc gia 2018.

Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia năm 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia, Đề thi môn Văn, đề văn, đáp án văn, Đề thi Văn, đề thi văn, thi THPT quốc gia

Học sinh được yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ về vấn đề được trích ra trong ngữ liệu ở phần đọc hiểu. Học sinh cần nắm chắc nội dung ngữ liệu phía trên để có thể làm tốt câu hỏi này.

Đề tham khảo chỉ hỏi duy nhất kiến thức nằm trong chương trình lớp 12.

Đề thi THPT quốc gia 2019 được xây dựng theo ngưỡng vừa cơ bản để đạt mục đích xét tốt nghiệp, đồng thời sẽ có độ phân hóa phù hợp để xét tuyển đại học, cao đẳng. Độ phân hóa của đề thi nằm chủ yếu ở lớp 12.

Lịch bài thi Ngữ văn sáng 25/6 cụ thể như sau:

* 6h45-7h00

- Nhận giấy thi, giấy nháp và túi tài liệu của phòng thi;

- Đánh số báo danh trong phòng thi;

- Gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.

* 7h00-7h15

- CBCT thứ nhất đi nhận đề thi tại Điểm thi;

- CBCT thứ hai ký tên vào ô dành cho CBCT trên giấy thi, giấy nháp; Phát giấy thi, giấy nháp và hướng dẫn thí sinh điền vào các mục trên giấy thi, giấy nháp

* 7h25-7h30: Cho thí sinh trong phòng thi chứng kiến tình trạng niêm phong của túi đựng đề thi, sự phù hợp môn thi với lịch thi và lập biên bản xác nhận có chữ ký của 2 thí sinh.

* 7h30-7h35

- Bóc túi đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh;

- Yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi.

* 7h35: Bắt đầu tính giờ làm bài.

* 7h50: Nộp đề thi thừa đã được niêm phong cho người được Trưởng Điểm thi phân công.

* 9h20: Nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài.

* 9h35: Hết giờ làm bài. CBCT thu bài thi của thí sinh; yêu cầu thí sinh ký vào Phiếu thu bài thi (ghi rõ số tờ giấy thi).

Nhi Thảo

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm