Xem 'Muối của rừng' để 'ngộ' về sự đổi thay của xã hội

06/07/2018 13:32 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và CUC Galery vừa phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm Muối của rừng.

Đây là sự kiện nằm trong chương trình kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc.

Thực ra, "Muối của rừng" là tên một tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Các họa sĩ của Việt Nam và Hàn Quốc “mượn” tên tiểu thuyết này để “hình hóa” những thông điệp về sự biến đổi của xã hội bằng các tác phẩm nghệ thuật trong 30 năm qua.

Đó là 25 tác phẩm bao gồm hội họa, băng hình và nghệ thuật sắp đặt của 13 tác giả và nhóm tác giả của hai nước sau thời kỳ đổi mới. Những tác phẩm này trước khi đến với công chúng Việt Nam đã được trưng bày tại Hàn Quốc.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từng nói về tiểu thuyết của mình rằng: “Muối của rừng là cuộc đi săn tìm lẽ sống, lẽ đời. Nó là cuộc đi săn tìm danh vọng và lợi lộc. Tất cả đều trò khỉ. Cuộc sống là những trò khỉ. Cuối cùng mình trần thân trụi cả, tất cả đều về với cát bụi...”.

Nếu lấy những quan điểm ấy để xem các tác phẩm nghệ thuật không phải là văn học ở triển lãm trên, đương nhiên không thể 100% giống nhau, nhưng tựu chung các bức vẽ, các băng hình và sắp đặt có thể cũng là những “cuộc đi săn” của các nghệ sĩ về những điều tốt đẹp dường như đang ngày càng hiếm hoi trong những đổi thay không ngừng của xã hội.

Triển lãm ấn tượng nhất có lẽ nằm ở những bức trang của các họa sĩ Hàn Quốc. Ví như trong tác phẩm của Kim Bo Min, cuộc sống hiện lên như một bản đồ cổ, ẩn chứa dưới đó là những truyền thuyết, những biến đổi âm thầm của cuộc sống, xã hội hay đô thị.

Hay như tác phẩm bài trí của Jo Hye Jin được xem là khá cầu kỳ khi tác giả đã bỏ công khảo sát những dấu tích về lá cây cọ, để rồi qua các nhìn của người nghệ sĩ, đã “chiết xuất” ra các cấp bậc phức tạp của văn hóa, lịch sử và rồi gỡ nó ra thành những mắt xtừ đó tìm ra cấp bậc phức tạp của văn hóa, lịch sử gắn với những sự vật rất đỗi bình thường trong cuộc sống thường ngày.

Tóm lại, “Muối của rừng” đã được các họa sĩ Việt Nam và Hàn Quốc chung tay “chưng cất” một cách tinh tế, dù chưa thật sự hoàn hảo và phong phú. Nhưng bày tỏ mối quan tâm của mình đến đời sống xung quanh, đến tự nhiên và đặc biệt là về truyền thống, văn hóa lịch sử bằng đặc thù nghệ nghiệp như thế này là điều rất đang trân trọng và ghi nhận.

Công chúng có thể “nếm” loại “muối của rừng” bằng các tác phẩm hội họa, băng hình và bài trí đến hết ngày 25/7 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Xem một số tác phẩm "Muối của rừng":

Chú thích ảnh
"Con sông hẹp" - chất liệu: băng, màu sắc và mực in trên vải lanh

 

Chú thích ảnh
"Người hang động" (mực nước trên Hanji, vải gai, vải xô)
Chú thích ảnh
Gyuwonga (mực nước, bụi vàng, băng dính trên giấy Hanji, vải gai, vải xô)
Chú thích ảnh
The Gilefte (mực nước trên vải thô gai)
Chú thích ảnh
Đây là chùm tác phẩm của các tác giả Hàn Quốc
Chú thích ảnh
Không phải các họa sĩ làm nên tác phẩm, mà là họa sĩ Lương Xuân Đoàn đang bình về tác phẩm của họa sĩ Hàn Quốc cho bà Park hyejin (tân Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam) nghe
Chú thích ảnh
Góc trưng bày hai trong số những tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam
Chú thích ảnh
"Cảm xúc trên đảo" của Nguyễn Đức Đạt
Chú thích ảnh
Tác phẩm "Hy vọng bạn vẫn còn cho ngày mai"
Chú thích ảnh
"Con đường đến hạnh phúc" của Nguyễn Văn Phúc
Chú thích ảnh
"Vui đùa" của Nguyễn Văn Phúc
Chú thích ảnh
"Cá trích, cây dương xỉ, con rùa" (gồm 3 tranh)
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
"Vô đề" của Đỗ Thanh Lãng
Chú thích ảnh
"Stock" của Đỗ Thanh Lãng
Chú thích ảnh
Một góc tranh khác của các họa sĩ Việt Nam
Chú thích ảnh
Tác phẩm "Chuỗi lưu trữ đô thị" của nghệ sĩ đến từ Hàn Quốc

Bài và ảnh: Phạm Huy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm