Xem chân dung 'phi tự họa' Nguyễn Trọng Chức

10/05/2020 14:05 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 8/5/2020 tại tư gia của hoạ sĩ Văn Ngọc (127/22/20 Phạm Hồng Thái, TP Vũng Tàu), đã khai mạc triển lãm Mặt 2, trưng bày 20 tranh và ký họa chân dung vẽ cây bút phê bình mỹ thuật Nguyễn Trọng Chức. Tạm gọi đây là một triển lãm sắp đặt “phi tự họa”, vì không có bức chân dung nào do chính Nguyễn Trọng Chức vẽ.

Triển lãm mỹ thuật 'Đa diện 3': Mở trong phong cách, mở trong cá tính…

Triển lãm mỹ thuật 'Đa diện 3': Mở trong phong cách, mở trong cá tính…

Triển lãm "Đa diện 3" sẽ khai mạc lúc 18h ngày 18/7/2019 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM bày 60 tác phẩm của 12 họa sĩ, mà trong đó có 10 người đang sống và làm việc ở miền Bắc.

1. Triển lãm trưng bày tác phẩm của Lưu Công Nhân, Phan Vũ, Bùi Quang Ngọc, Thành Chương, Lý Trực Sơn, Nguyễn Quân, Ca Lê Thắng, Hoàng Đặng, Nguyễn Thuyên, Nguyễn Quang Vinh, Lê Kinh Tài, Le Brothers, Nguyễn Đức Huy, Trần Quốc Long, Nguyễn Lương Sáng, Nguyễn Lương Sao, Phương Quốc Trí... Nhìn vào tên tuổi của họa sĩ, có thể thấy đây là một sưu tập khá quý, vì đa số có cá tính trong việc vẽ chân dung.

Thẳng thắn nhìn nhận, thì thực ra đây không phải là một phòng tranh theo nghĩa thông thường, mà có lẽ là cách thể nghiệm của cả 2 bên: Nguyễn Trọng Chức và họa sĩ Văn Ngọc. Vì xưa nay, nhà riêng của hoạ sĩ Văn Ngọc, được ông tự gọi là "nhà tù Văn Ngọc" vốn là không gian rất riêng biệt, chỉ trưng bày những gì thuộc về sáng tác hoặc sưu tập của Văn Ngọc. Lần này đưa tranh vẽ Nguyễn Trọng Chức vào, liệu có hài hòa với chốn riêng biệt này?

Chú thích ảnh
Quang cảnh khai mạc triển lãm "Mặt 2"

“Ban đầu Văn Ngọc cho rằng không gian "nhà tù" sẽ làm nền cho loạt tranh chân dung, nhưng khi treo tranh xong, tôi lại thấy nó ngược lại. Các chân dung như bị... nhốt tù, chính vì vậy mà thay đổi phần nào tâm thế của người xem, khác với các triển lãm ở các phòng tranh bình thường” - Nguyễn Trọng Chức chia sẻ.

Chú thích ảnh
Nguyễn Trọng Chức bên những tác phẩm vẽ về mình

Tâm thế này có lẽ đúng, vì triển lãm Mặt từng diễn ra tại phòng tranh Tự Do (TP.HCM) hồi tháng 1/2013, bày 36 tranh vẽ Nguyễn Trọng Chức, người xem gần như không bị “ám ảnh” bởi không gian trưng bày.

Chú thích ảnh
Chân dung Nguyễn Trọng Chức (tranh sơn dầu của Nguyễn Đức Huy, Huế)

2. Về công trình kỳ dị mang tên “nhà tù Văn Ngọc” của mình, họa sĩ Văn Ngọc cho biết, đã mất nhiều năm cóp nhặt phế liệu và mua các nhà xưởng cũ về làm nhẩn nha. “Làm như là sống, như là vẽ vậy, nên không quan trọng việc dừng lại” - Văn Ngọc nói.

Vì vậy mà mấy chục năm qua cứ làm và làm, chắp vá theo một ý tưởng: làm sao tạo ra được cảm giác nhà tù, mà vẫn sinh hoạt an toàn. Trong các phòng từ vài mét đến hàng trăm mét vuông lưu giữ hơn 4.000 món, một phần là tác phẩm, phần nhiều là vật phẩm thu gom được. Tuy gọi là nhà tù, nhưng vào đây mọi vật trưng bày, rồi cả người xem, như dần dần tìm lại được sức sống, sự sinh động.

Chú thích ảnh
Chân dung Nguyễn Trọng Chức (ký họa chì màu của Lý Trực Sơn, Hà Nội)

Văn Ngọc xây dựng không gian riêng này với ý tưởng là một nhà tù tượng trưng, nơi sẽ ràng buộc chính chủ nhân của nó mỗi ngày. Chính không khí này sẽ kích thích sự vượt thoát, sự sáng tạo. Điều này chưa chắc đúng với nhiều người, nhưng lại khá đúng với Văn Ngọc, vì nhiều năm qua, từ không gian này đã giúp anh làm được nhiều tác phẩm và sự kiện khá hay. Chính nhờ không gian này đã đưa những thể nghiệm của anh đến với các trại sáng tác danh giá như Toulouse (Pháp, năm 2003), Vermont (Mỹ, 2004). Năm 2010, tác phẩm Dư chấn đoạt giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam…

Chú thích ảnh
Chân dung Nguyễn Trọng Chức (tranh sơn dầu của Nguyễn Lương Sao, Quảng Bình)

Ban đầu không gian này chỉ mở cửa cho thân hữu, về sau thì nhiều đồng nghiệp, báo đài, rồi du khách tìm đến, muốn vào xem. Sau thì nơi đây mở cửa cho tham quan từ 8h đến 11h và từ 16h đến 20h các ngày thứ Ba, Năm, Bảy. Nay thì 20 chân dung vẽ Nguyễn Trọng Chức cũng tìm đến tham quan. Trong thời gian diễn ra triển lãm, Văn Ngọc sẽ vẽ chân dung Nguyễn Trọng Chức. Hỏi sao không vẽ từ trước cho kịp ngày khai mạc, Văn Ngọc nói: “Để xem sau khi ở không gian "nhà tù Văn Ngọc" thì thần sắc của Nguyễn Trọng Chức thế nào, lúc ấy vẽ cũng không muộn, hy vọng sẽ khác với mấy chục bức đã được vẽ ngoài đời”.

Chú thích ảnh
Chân dung Nguyễn Trọng Chức (tranh sơn dầu của Trần Quốc Long, Đà Lạt)

Không gian này cũng chính ở nhà ở của họa sĩ này gần 30 năm qua, khi anh cùng gia đình từ miền Bắc vào định cư Vũng Tàu từ năm 1993. Theo nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân thì “nhà tù Văn Ngọc” chính là “một tác phẩm sắp đặt lớn. Chính vì vậy, không nên xem các tác phẩm một cách riêng lẻ, hội họa như hội họa, điêu khắc như điêu khắc, mà là sự trộn lẫn hội họa và điêu khắc theo ý niệm trưng bày riêng”.

Có lẽ vì thế, việc xem chân dung phi tự họa tại Mặt 2 như là một sự tương tác, đối thoại giữa bộ tranh chân dung một người và không gian trưng bày dị biệt. Hầu hết tranh chân dung được vẽ theo bút pháp tả thực, trong khi không gian trưng bày lại pha trộn tinh thần ước lệ, trừu tượng, ý niệm… với các sắp đặt 3 chiều chồng chéo, đan xen, thô ráp… của chính Văn Ngọc.

Chú thích ảnh
Một góc trưng bày dạng sắp đặt

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

  Văn Bảy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm