Thượng tá Lê Đức Đoàn, nhà thơ Bảo Sinh vẫn hạnh phúc, âm thầm với tình yêu Hà Nội

15/08/2017 21:45 GMT+7 | Văn hoá

Chú thích ảnh

(Thethaovanhoa.vn) - 10 năm qua, có khoảng 50 ý tưởng, tác phẩm, việc làm được đưa vào đề cử ở các hạng mục khác nhau của giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội nhưng không đoạt giải. Thế nhưng, khi Thể thao & Văn hóa tìm gặp, chủ nhân của các đề cử ấy vẫn rất hạnh phúc và vẫn âm thầm, bền bỉ với tình yêu Hà Nội của mình.

Đơn cử, trong rất nhiều tác giả viết về Hà Nội, nhà thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh chọn được cho mình một từ đắt giá: Bát phố. Và, cuốn tản văn Bát phố của ông từng được chọn vào đề cử giải Tác phẩm năm 2014.

Bát phố là sự pha trộn giữa tản văn và tiểu thuyết, viết về Hà Nội từ một góc nhìn vừa riêng tư (kể cả những chuyện riêng của bản thân, gia đình mình) vừa khái quát (đến nỗi những người Hà Nội cùng thế hệ đọc đều gật gù).

Chú thích ảnh
Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh

Bát phố với Nguyễn Bảo Sinh là ra phố ngắm “gió thổi mây bay”, ngắm cả con người, và chính xác là không vì mục đích gì cả. Với người bát phố, đi không mục đích, người ta có thể dừng lại ở bất cứ đâu.

Bởi vậy, bát phố nghe có vẻ dễ nhưng lại chẳng dễ. Và với lối viết tự nhiên tung tẩy, những câu chuyện về Hà Nội trong Bát phố lại càng như vậy. Nhưng Nguyễn Bảo Sinh có thói quen khi sách xuất bản xong, ông vẫn liên tục sửa chữa, cập nhật bản thảo Bát phố. Nghĩa là, ông không bao giờ hài lòng với tác phẩm, kể cả đã được NXB duyệt in.

Và đến nay Bát phố bản cập nhật đã dày… gấp ba lần bản in năm 2014. Nguyễn Bảo Sinh đã bổ sung thêm nhiều giai thoại về người Hà Nội các thập niên trước. Và, trong cuộc trò chuyện với TT&VH, nhà văn chân thành tỏ ý... xấu hổ, vì bản được đề cử giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội năm 2014 lại chưa phải là bản hay nhất của mình.

Ở một câu chuyện khác, sau khi có tên trong giải đề cử Việc làm - Vì tình yêu Hà Nội năm 2015, Thượng tá CSGT Lê Đức Đoàn đã nghỉ hưu được 3 năm.  Ông là người đứng chốt phía Nam cầu Chương Dương gần 20 năm và cứu gần 40 người toàn  tự tử, người từng được vinh danh Công dân ưu tú của Thủ đô năm 2012.

Chú thích ảnh
Thượng tá Lê Đức Đoàn

“Người hùng” trên cây cầu Chương Dương ngày nào giờ sống nhàn tản, tận hưởng tuổi già. Với ông, sự trân trọng của người dân Hà Nội là phần thưởng lớn nhất sau 40 năm công tác. Về hưu 3 năm rồi, ông Đoàn không thích kể lại những chiến công xưa, bởi “ai trong tình cảnh của tôi cũng đều làm vậy…”.

Ông kể: “Ca trực cuối cùng trước khi tôi về hưu, Đại tá Đoàn Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã đến tận chốt đầu cầu Chương Dương tặng hoa chia tay. Tôi thấy thật ấm áp và hiểu rằng, mình đã làm tròn bổn phận, hoàn thành nhiệm vụ, giờ vui vẻ nghỉ ngơi, không còn băn khoăn hay ân hận điều gì”.

Thượng tá Lê Đức Đoàn: 'Một tấm lòng trong vạn tấm lòng'

Thượng tá Lê Đức Đoàn: 'Một tấm lòng trong vạn tấm lòng'

Nghỉ hưu được gần một năm, “người hùng” trên cây cầu Chương Dương ngày nào giờ sống nhàn tản, tận hưởng tuổi già. Ngày ngày, những niềm vui nho nhỏ vẫn đến với ông khi những tài xế vẫn tươi cười chào ông khi vô tình bắt gặp ông đi trên đường.

Thượng tá Lê Đức Đoàn quê gốc ở Nam Định, nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội và ông hiểu tâm tính người Hà Nội. Hiện nay, mặc dù về hưu, nhưng ông vẫn được nhiều người người nhớ đến bởi sự ân cần, chu đáo và tận tâm với nghề. Ông cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về nghề với báo chí và giới trẻ mỗi khi nghề cảnh sát giao thông có “sự vụ”. Còn hàng ngày, ông thường làm “xe ôm” đưa vợ đi trông cháu rồi lại đón bà về. Đôi khi, ông cũng ra đường gặp gỡ bạn bè và mỗi lần đi qua cầu Chương Dương, nhiều khuôn mặt, nhiều kỷ niệm lại ùa về…

Ngọc Tường
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm