Tản văn cuối tuần: Cái ấm tích

24/07/2022 07:04 GMT+7

Nhà tôi có bộ ấm tích cũ mèm đặt trong cái giò bồ cũng cũ mèm, lền màu bồ hóng đen kít. Ấm thì sứt vòi, chén thì cái mẻ miệng, cái thì nứt răm, cái nào cũng cáu bẩn.

Tản văn cuối tuần: Chuyện cái cày

Tản văn cuối tuần: Chuyện cái cày

Cái cày là công cụ xới đất để làm ruộng cấy lúa. Cày là công cụ tiến bộ vượt bậc so với cái cuốc ban đầu.

Mấy lần chúng tôi muốn vứt, nhưng mẹ tần ngần: Ấm này của ông nội. Ông mất chẳng còn ai uống chè, bố chúng mày mang từ quê lên, sao lại vứt. Mẹ nói tiếp: Nếu biết kể chuyện thì nó có vô số chuyện hay để kể đó. Từ cái ấm, mẹ nói sang con người. Hay thế!

Nhưng ngẫm thì đúng thế thật. Chuyên riêng của nó cũng đủ li kì rồi. Nó có từ hồi nước vối nụ vối nhân trần, mãi mới sang chè tươi chè nụ rồi sau là chè mạn... đằng đẵng cả trăm năm. Có đận nó chỉ dùng đựng nước đun sôi. Anh em chúng tôi đi đâu về đang cơn khát là bê thẳng lên tu.

Chú thích ảnh
Trạng Quỳnh (1984, tranh khắc gỗ của Đỗ Đức)

Đời một cái ấm nó biết nhiều chuyện lắm, từ cổ tích đến chuyện thường ngày. Cái ấm là nhân chứng sống có thể kể ròng năm tháng từ chuyện nhà cửa, chuyện gia đình họ hàng bè bạn, chuyện trẻ con người lớn, đám hiếu đám hỉ, từ chuyện vui đến chuyện buồn, vui có mà cãi cọ cũng có, chuyện không bao giờ hết nếu nó còn nguyên lành.

Chỉ có điều ấm không bao giờ nói. Chén cũng thế, cũng không bao giờ nói.

Nghe mẹ bảo thế, từ đấy nhìn cái ấm, tôi thấy bâng khuâng, nghĩ trong bụng nó chứa cả lịch sử gia đình. Nó biết hết, cái gì cũng biết…

Họa sĩ Đỗ Đức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm