Sách 'Tâm lý dân tộc An Nam' của Paul Giran: Sắc sảo nhưng nhiều tranh cãi về người Việt

21/07/2019 08:34 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Dù đã được xuất bản từ năm 1904, do học giả người nước ngoài viết, nhưng đến nay cuốn sách Tâm lý dân tộc An Nam vẫn là tư liệu quan trọng để độc giả có thể tìm hiểu những tính cách cơ bản của người Việt.

Tái bản bộ sách giáo khoa quốc văn đầu tiên của Việt Nam

Tái bản bộ sách giáo khoa quốc văn đầu tiên của Việt Nam

Quốc văn giáo khoa thư được coi là bộ sách giáo khoa Tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách do Nha học chính Đông Pháp xuất bản vào khoảng những năm 20, đầu thế kỷ 20. Tác giả Quốc văn giáo khoa thư gồm các cụ Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Đình Phúc, Đỗ Thận - đều là những học giả tiếng tăm đương thời.

Công trình nghiên cứu Tâm lý dân tộc An Nam (Psychologie du Peuple annamite) được Paul Giran – một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, xuất bản vào năm 1904 sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam.

Trong công trình của mình, Paul Giran đề xuất một nghiên cứu về dân tộc An Nam; “để khám phá những sức mạnh sâu kín của đời sống cộng đồng hoặc riêng tư; rút ra các nguyên tắc tối thượng chi phối việc thành lập các thiết chế xã hội hoặc chính trị; phân tích mọi ảnh hưởng mạnh mẽ đã định hình nên lịch sử và sự tiến hóa của nó.” Hai nguyên nhân chính, theo Paul Giran, đã góp phần vào sự hình thành bản sắc dân tộc An Nam: chủng tộc và môi trường, đó cũng là đối tượng mà công trình này tập trung khảo sát.

Chú thích ảnh
 Sách Tâm lý dân tộc An Nam, in năm 2019, bản dịch của Phan Tín Dụng

 Tâm lý nổi trội của người da vàng

Trong sách Tâm lý người An Nam, Paul Giran phân tích, người An Nam là một đại diện của chúng tộc da vàng, thuộc chủng Á, với những nét đặc trưng của dung mạo như “xương gò má rộng và cao, khiến cho khuôn mặt trông giống hình thoi hơn là hình bầu dục”, “người An Nam thường không cao, chiều cao trung bình dưới 1m60 ở nam, và 1m50 ở nữ. Hai chân, dù mảnh mai, nhưng khỏe; ở một số người, ngón chân cái choãi ra phía ngoài, cách khỏi các ngon chân còn lại. Lưng dài tương ứng với chân; vai vài ngực hẹp, cổ tay cổ chân linh hoạt, bàn tay mảnh và thuôn. Toàn bộ cấu trúc giải phẫu tạo ấn tượng mảnh mai và yếu đuối”.

Người An Nam sống trong môi trường khí hậu thiêu đốt, theo tác giả, điều này “kích thích các dây thần kinh đến cùng kiệt, kích hoạt lưu thông máu và đốt cháy động vật”. Chính nguồn gốc thể chất kết hợp vói ảnh hưởng xấu của khí hậu làm tiêu hao nhanh chóng một con người, nên người An Nam “thành niên ở tuổi 13, làm cha ở tuổi 16, và thành một ông già ở tuổi 50”.

Đồng thời theo những nghiên cứu dựa vào nghiên cứu chủng tộc và môi trường, tác giả đã chỉ ra một số tâm lý điển hình của người An Nam, từ cách đây hơn một trăm năm.

Theo Paul Giran, tính dửng dung, bình thản, vô cảm, tàn ác lạnh lùng và vô ý thức, thiếu trí tưởng tượng, trí tuệ trung bình là tổng hòa làm nên tâm hồn của chủng người da vàng.

Bằng chứng đầu tiên cho sự dửng dung này, tác giả dẫn ra việc người An Nam lúc bấy giờ không có bất kỳ sự tiến bộ, sự tinh tế nào trong cách ăn uống. Họ chỉ tập trung vào việc thỏa mãn những gì cáp thiết nhất: cơn đói.

“Hầu như tất cả mọi thứ đều có thể ăn được: ếch, chuột, dơi, rắn, thịt, rau củ hoặc thực phẩm bị hư hỏng. Trong chợ, người bán có hai loại giá: một cho hàng tươi, cái còn lại, giá thấp hơn, cho những thứ được bày ra những ngày trước đó”. Gia vị sử dụng kèm là nước mắm, theo tác giả là “hương vị và mùi của hỗn hợp này rất kinh khủng đối với người Âu”.

Sự dửng dung của người An Nam còn được thể hiện ở sự thiếu tiện nghi về nhà ở và trang phục. Trong tư liệu Paul Giran cung cấp, “nhà thường được dựng bằng tre và lợp tranh”, vô cùng đơn sơ, bẩn thỉu khi mà nơi sinh hoạt của gia đình gần với những con lợn hoặc gia cầm được thả rông, hoàn toàn tự do; một cái ao gần đó và cũng là hồ bơi, là nơi trồng cải xoong lẫn hố ủ phân…

Người An Nam sống cũng rất an phận, với sức cam chịu phi thường, họ chịu đựng những trận đòn tàn khốc nhất của số phận. Không gì có thể làm xáo trộn sự bình tĩnh không hề lay chuyển của họ: kể cả có trút lên họ những nhục hình đau đớn.

Từ những phân tích về mặt tính cách của người An Nam xuất phát từ gốc gác và môi trường sống, tác giả đã nhận định rằng, tâm hồn người An Nam rất khắc nghiệt, ở họ “vắng mặt gần như hoàn toàn cái cảm giác ngượng ngùng và thiếu lòng vị tha nơi người An Nam: cảnh tượng một người khỏa thân không hề khơi dậy nơi họ bất cứ ý tưởng xấu nào, họ không thể đồng cảm với nỗi đau hay sự thống khổ của người khác”.

Theo dẫn dắt phân tích của tác giả, đặc trưng tình cảm lãnh đạm dẫn đến ý chí trơ ỳ ở người An Nam.

Chú thích ảnh
Đời sống dân tộc An Nam những năm 1904 

 Bức tranh tiến hóa văn hóa, khoa học nghèo nàn

Từ những phân tích sắc sảo về mặt tính cách, tâm hồn của người An Nam, tác giả đã dẫn đến khái quát những nét cơ bản về sự phát triển nền văn minh của người An Nam.

Theo ông, lịch sử và văn mình của một dân tộc không phải là kết quả ngẫu nhiên may mắn nào đó, cũng không phải hiệu ứng của ý thích thất thường nơi con người; mà là sự thể hiện liên tục bản sắc dân tộc, biểu lộ thể tạng tinh thần, sản phẩm tất nhiên và thiết yếu niềm tin của họ, đôi khi được thay đổi sửa chữa bởi những tác động bên ngoài mạnh mẹ, như môi trường xã hội và thể chất. Từ ấy, tác giả tiếp tục phân tích sự tiến hóa của dân tộc An Nam về văn hóa và khoa học.

Theo ông, văn hóa của người An Nam thật “bình thường”. Ngôn ngữ bình thường, đơn âm tiếc, đa âm điệu; giống tiếng Hoa, sử dụng những từ bất biến, không chủ từ biến tổ, không biến cách hoặc chia thì; nghĩa thì luôn cụ thể, đặc biệt, gần như không bao giờ trừu tượng, tổng quát.

“Sự nghèo nàn của ngôn ngữ biểu thị sự bần cùng của tư tưởng; ít ý, ít lời; và một lần nữa những từ hiếm này chỉ tạo thành những mô ta rất không hoàn hảo về các đối tượng mà chúng áp cho; nghĩa của chúng vẫn còn mơ hồ và thiếu chính xác”.

Sách Tâm lý dân tộc An Nam cũng khẳng định, nghệ thuật của dân An Nam thấp kém, sơ khai, thiếu thăng hoa cảm xúc và kém trí tưởng tượng.

Bên cạnh những nghiên cứu về khoa học nghệ thuật, tác giả Paul Giran còn có nhiều những phân tích khá chi tiết về chính trị, tôn giáo, đạo đức của dân tộc An Nam. Từ đó, ông nhận định rằng: “Việc khảo sát xã hội An Nam đã thuyết phục chúng tôi rằng trước hết cần có một cuộc cải cách sâu rộng”.

Được viết nhằm mục đích hiểu để cai trị, dưới góc nhìn của những người châu Âu xâm lược, nhưng không thể phủ nhận rằng Tâm lý dân tộc An Nam có nhiều những điểm sắc sảo, nhìn thấu rõ bản chất của người Việt, đến nay vẫn còn tồn tại.

Dù có nhiều điểm tranh cãi, nhưng Tâm lý dân tộc An Nam có thể được xem là tài liệu tham khảo quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam khi muốn quan sát, tìm hiểu căn tính dân tộc. Có thể đặt dưới góc nhìn hiện đại, đa chiều, chúng ta sẽ có được cái nhìn toàn diện hơn về bản chất người Việt và tìm được hướng phát triển thích hợp trong giai đoạn vừa hòa nhập với thế giới vừa gìn giữ truyền thống dân tộc.

Paul Garin học ở trường Thuộc địa rồi được bổ nhiệm đến Đông Dương làm việc. Từng là Tham biện Dân sự vụ Đông Dương, sau trở thành Phó công sứ rồi Công sứ, công tác tại nhiều tỉnh Trung kỳ và Bắc kỳ, Lào.

Ngoài Tâm lý dân tộc An Nam, Paul Giran còn có những tác phẩm: Magie & religion annamites (tạm dịch: Phép thuật và tôn giáo của người An Nam), do Gustave Le Bon đề tựa; De l’éducation des races: étude de Sociologie coloniale (Bàn về giáo dục chủng tộc: nghiên cứu xã hội học thuộc địa); Les origines de la pensée (Các nguồn gốc của tư tưởng)…

Sách Tâm lý dân tộc An Nam, được OmegaBook tái bản năm 2019, với bản chuyển ngữ tiếng Việt của dịch giả Phan Tín Dụng.

Thủy Nguyệt

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm