Phim 'Tây Du Ký' có cảnh nhạy cảm: Nhìn lại khâu 'dán nhãn' phim

09/02/2017 14:36 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Tiêu chí phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi của Việt Nam hiện nay tham khảo bảng tiêu chí của Singapore từng gây tranh cãi khi đưa ra lấy ý kiến năm 2016.

Khi bảng tiêu chí này chính thức có hiệu lực đầu năm nay, bảng tiêu chí đã được gửi tới các nhà sản xuất phim. Nhưng sau 1 tháng thực hiện, dường như người trong cuộc vẫn có những quan điểm khác nhau.

Điển hình, trao đổi với Thể thao & Văn hóa, nhà sản xuất/diễn viên Hồng Ánh chia sẻ rằng cá nhân chị vẫn thích chế độ hậu kiểm hơn - tức là nhà làm phim sẽ được làm phim và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khán giả về những sai sót pháp lý của mình.


Một cảnh trong phim "Tây du ký 2"

"Cấp quản lý nên định hướng về nội dung chứ không nên quy định quá cụ thể hình ảnh, âm thanh trong phim phải như thế nào, mô tả chi tiết ra sao. Đơn cử phim có nhân vật bị bạo dâm, vì điều đó là nguyên nhân dẫn đến bi kịch đời sống sau này" – Hồng Ánh nói. "Hoặc, những cảnh nhạy cảm trong phim để phục vụ cho tình cảm, diễn biến tâm lý nhân vật, nếu không có sẽ khó để kể câu chuyện đến tận cùng. Nếu không cho tôi quay  những cảnh ấy, tôi biết làm thế nào?"


Nhà sản xuất "Chạy đi rồi tính" từng thất vọng khi phim bị dán mác C16

Tuy nhiên, theo lời Hồng Ánh, hiện giờ Thông tư đã có hiệu lực, nên các nhà sản xuất cũng như các cấp quản lý đều cần bình tĩnh, lắng nghe nhau, để từ đó rút kinh nghiệm, thậm chí tư vấn thêm để hoàn thiện các quy định nếu cần thiết.

Còn theo nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, từng có 5 năm làm việc trong Hội đồng thẩm định phim truyện, phim trước kia chỉ được xếp thành 2 loại (phổ biến rộng rãi và 16+) nên rất khó cho hội đồng thẩm định phim. 

'Tây Du Ký' bị chê nhạy cảm, Hội đồng duyệt phim rút kinh nghiệm

'Tây Du Ký' bị chê nhạy cảm, Hội đồng duyệt phim rút kinh nghiệm

Nhiều gia đình sau khi dẫn con nhỏ đi xem 'Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện 2' về phản ánh, phim này có nhiều cảnh nhạy cảm, không phù hợp với trẻ em, không thể gán mức phân loại khán giả "phổ biến rộng rãi".


Điển hình, có những phim chỉ mà khán giả 14, 15 tuổi có thể xem được, nhưng không thể để mức phổ biến rộng rãi, nên Hội đồng đành phải để mức 16+. Điều này gây thiệt thòi không chỉ cho khán giả mà còn cả nhà sản xuất.

"Hiện tại, việc có tiêu chí mới là tốt hơn rõ ràng, và mọi người cần có thời gian để làm quen khi điều này mới được áp dụng" – bà Nhã nói. "Tôi thấy dư luận hiện nay rất nhạy cảm với khâu duyệt và đòi hỏi rất nhiều ở cấp quản lý mà quên mất rằng, trách nhiệm không chỉ thuộc về những cơ quan này".

"Chẳng hạn, nhiều người kêu chiếu phim giờ này, giờ kia trên truyền hình là không ổn. Thực tế, giờ chiếu phim ban đêm là giờ cha mẹ có trách nhiệm quản lý con cái chứ không phải của xã hội" – nhà biên kịch này chia sẻ thêm. "Việc cho con ra rạp chiếu phim cũng vậy, mỗi cha mẹ cần đọc kĩ thông tin về bộ phim trước khi cho con tới rạp".

Phim chiếu rạp hiện nay không gây ảnh hưởng nhiều bằng mạng internet đâu. Nên ngoài việc trông chờ vào việc thẩm định phim của nhà nước, thì bản thân các gia đình cũng phải giáo dục, định hướng cho con cái. Khi xã hội tốt hơn cũng không cần nhiều đến kiểm duyệt. (Nhà sản xuất Hồng Ánh)

Ngọc Diệp
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm