Lợn gỗ mừng năm Kỷ Hợi của Kù Kao Khải

08/02/2019 07:35 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Mỗi dịp Tết đến Xuân về, giới họa sĩ thường sáng tạo những tác phẩm con giáp năm mới. Họa sĩ người Ninh Bình, Kù Kao Khải cũng vậy. Những chú lợn được tạo nên từ những chất liệu dân gian mộc mạc, gần gũi nhưng đầy cá tính là cách mà anh mừng Tết âm lịch Kỷ Hợi, cũng như giới thiệu đến công chúng tác phẩm của mình dịp năm mới.

'Con cá' ngàn đô của Kù Kao Khải

'Con cá' ngàn đô của Kù Kao Khải

"Con cá" ấy làm bằng gỗ phủ sơn, có tên là "Chuông" và đã giúp tác giả Kù Kao Khải giành giải Nhất Hội Mỹ thuật Việt Nam 2017.

Từ khúc gỗ không có gì đặc biệt, trí tưởng tượng và bàn tay tài hoa của họa sĩ Kù Kao Khải đã tạo nên tác phẩm lợn gỗ khỏe khoắn, sung sức, mà không kém phần sinh động khiến ta liên tưởng đến những chú lợn rừng hoặc lợn cắp nách của đồng bào dân tộc.

Họa sĩ Kù Kao Khải nói: "Thường dịp Tết thời trước bố mẹ mình hay mua bức tranh dân gian về chơi dịp tết, khi dịp Tết đến xuân về tôi muốn khơi gợi lấy cảm xúc từ câu chuyện đó và sáng tác... Tôi muốn gìn giữ phát huy cái chạm khắc gỗ trước đây của ông cha bằng đồ dùng thô sơ nhưng trong đó chứa đựng cảm xúc. Và tôi chủ động làm điều đó như thế chứ ko hoàn toàn như mọi người hiểu là chất liệu bỏ đi, hay gỗ bỏ đi mà gỗ có ý đồ khi làm thì hoàn toàn có thể nó mộc mạc gần gũi thô mà ko óng mượt như đồ mỹ nghệ...

Những chú lợn của Kù Kao Khải muôn dáng vẻ, mỗi chú mang một vẻ độc đáo qua cách tạo hình của họa sĩ. Phần lớn trong số chúng là những tác phẩm điêu khắc gỗ phủ sơn ta, hoặc những bức tranh gỗ, tranh màu nước được thể hiện gân guốc, mộc mạc. Cá biệt cũng có những chú lợn mang dáng vẻ mềm mại!  

Thường tôi thích lợn đàn mỗi kiểu dáng khác nhau thường làm khoảng 1 tuần. Thời gian tạo mẫu tương đối lâu... Sau đó phải xử lý chống mọt, sẽ phải tạo những chất đạt được ý đồ của mình, ám họa họa tiết vào đó. Họa tiết ở đây có thể là những họa tiết bao tải, đó là sở thích của mình, mình thích họa tiết chất kiểu bao tải, chất cổ. Nhưng có thể con lợn nó mặc cái áo hoa bằng những họa tiết khác, nó càng cầu kỳ thì càng mất nhiều thời gian. Một cái nữa là sau khi xong thì mình phải có nhiều kỹ thuật sd sơn trong đây. Phải sd sơn nhiều lần và khi đạt được độ sáng của màu thì tương đối lâu.

“Đàn lợn ăn Tết Kỷ Hợi” của Kù Kao Khải có chừng khoảng 12 tác phẩm, được anh trưng bày tại một số triển lãm, một số đã được nhà sưu tập sở hữu.

Thực ra tôi sáng tác tương đối đa dạng về chất liệu. Với tôi thường hay vẽ tranh gần đây tôi thích vẽ trên 1 vật thể nào đó ví dụ vẽ trên cánh cửa đồ vật. Và như vậy tôi vô tình trở thành nhà điêu khắc vì tôi muốn tạo nên cái hình để tôi mặc cái áo hội họa của tôi. Vì tôi hay vẽ tranh và giờ vẽ màu trên hình thể, vật thể tức là tạo ra con vật đó rồi mình tô màu lên.... Có vẻ như mọi người nhìn thấy là tác phẩm sd yếu tố tự nhiên nhiều hơn, tôi rất thích như vậy và yếu tố tự nhiên mang lại dáng vẻ, cảm xúc tác phẩm mà người khác ko thể bắt chước được.

Từ cảm xúc về những bức tranh dân gian về con giáp chơi dịp Tết, cùng trí tưởng tượng phong phú, bàn tay tài hoa, Kù Kao Khải đã tạo ra những tác phẩm lợn gỗ mang nét đẹp mộc mạc, cá tính, là cách họa sĩ quê Ninh Bình giữ gìn bản sắc văn hóa dân gian, cũng là cách anh thể hiện cái tôi sáng tác rất riêng, rất Kù Kao Khải!

Ngân Lượng – Mộng Thìn 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm