Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam

19/06/2020 14:02 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) – Vào ngày 19/6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã chính thức mở cửa đón khách tham quan. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa và diễn ra đúng vào dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950- 21/4/2020); 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -21/6/2020); 155 năm báo chí Việt Nam kể từ khi Gia Định Báo - tờ báo tiếng Việt đầu tiên, ra mắt độc giả (15/4/1865 - 15/4/2020).

Bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ thể hiện lịch sử báo chí còn thể hiện lịch sử dân tộc

Bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ thể hiện lịch sử báo chí còn thể hiện lịch sử dân tộc

Xuất phát từ ý tưởng tâm huyết giữ gìn, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam với ba dự án thành phần: dự án trưng bày bảo tàng; dự án sưu tầm hiện vật và tài liệu; dự án tuyển dụng và đào tạo nhân sự bảo tàng.

Các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước; Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, dự và cắt băng khánh thành bảo tàng.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam có tới 20.000 hiện vât, tài liệu và dữ liệu được tập hợp và bảo quản, trong đó có hơn 700 hiện vật quý giá được trưng bày nhằm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam từ thời kỳ kháng chiến cho đến nay.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Bảo tàng, ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, bảo tàng báo chí, dương đình nghệ, khai trương bảo tàng báo chí
Rất đông khách tham quan đã đến với Bảo tàng báo chí Việt Nam ngay ngày đầu mở cửa 

Với mong muốn giữ gìn, tôn vinh và phát huy giá trị của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Bảo tàng đưa người xem đi theo 5 giai đoạn nổi bật của nền báo chí Việt Nam.

Giai đoạn đầu từ năm 1865-1925, tiếp theo là giai đoạn 1925-1945. Sau đó là báo chí chiến khu gia đoạn 1945-1954, thời kỳ làm báo dưới hầm giai đoạn 1954-1975, và cuối cùng là gia đoạn báo chí đổi mới cùng đất nước từ năm 1975 đến nay.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Bảo tàng, ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, bảo tàng báo chí, dương đình nghệ, khai trương bảo tàng báo chí
Hiện vật được trưng bày bên trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Bà Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam chia sẻ: “Vì ra đời muộn hơn so với các bảo tàng khác nên công tác sưu tầm, khai thác tư liệu gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng thể hiện những hình ảnh chân thực nhất, đặc biệt là đối với những kỉ vật của các nhà báo. Chúng tôi đã rất may mắn khi nhận được sự ủng hộ và những kỷ vật hiến tặng của các nhà báo lão thành”.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Bảo tàng, ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, bảo tàng báo chí, dương đình nghệ, khai trương bảo tàng báo chí
Rất nhiều nhà báo kỳ cựu đã đến tham dự buổi khai trương bảo tàng
Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Bảo tàng, ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, bảo tàng báo chí, dương đình nghệ, khai trương bảo tàng báo chí

 

Báo chí Việt Nam chính là những nhân chứng, những thư ký ghi lại thời kỳ oai hùng lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thười kỳ kháng chiến, và đến nay báo chí lại trở thành tiếng nói trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đưa hình ảnh Việt Nam hội nhập mạnh mẽ tới thế giới.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Bảo tàng, ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, bảo tàng báo chí, dương đình nghệ, khai trương bảo tàng báo chí
Bà Trần Kim Hoa chụp ảnh kỷ niệm cùng các nhà báo, khách mời tham dự

Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trở thành một món quà có giá trị tinh thần hết sức ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/1925 - 21/6/2020.

Quỳnh Trang

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm