Hãy giúp các 'nguệch sĩ'... hướng thiện

04/01/2018 07:12 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Tuần trước, đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) nằm chờ ngày lăn bánh ở ga. Bỗng nhiên đơn vị quản lý phát hiện ra nó bị vẽ graffiti lên đầu và toa tàu. Câu chuyện ấy lập tức gây nên bất bình lớn từ dư luận.

Graffiti hiểu một cách đơn giản là nghệ thuật vẽ, viết nguệch ngoạc lên một bề mặt nơi công cộng - một dạng nghệ thuật đường phố. Nghệ thuật này xuất hiện từ khoảng thập niên 1970 ở New York, sau đó lan truyền một cách nhanh chóng ở nhiều đô thị, thành phố trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Xưa nay, việc vẽ graffiti mà không có được sự đồng ý của chủ sở hữu thì sẽ bị xem là phá hoại tài sản và sẽ bị xử phạt. Và vì xuất hiện cùng những người trẻ có ý hướng phá cách, gắn liền với văn hóa hip-hop… nên nó phần nào còn được biết đến với tên gọi “mỹ thuật tội lỗi”.  

                ***

Graffiti tùy tiện, vô tổ chức như nói trên là hành vi đáng phê phán và đáng xử phạt theo luật định. Nhưng, cũng cần nói thêm, vẫn có những ý kiến "tiếc rẻ", cho rằng các hình vẽ lẽ ra đã không phải là “mỹ thuật tội lỗi”, nếu nó được vẽ đúng chỗ.

Mà thật ra, phương tiện công cộng cũng cần làm đẹp, làm cho khác biệt. Còn nhớ, mẫu toa tàu đường sắt đô thị ở Hà Nội khi được trưng bày để lấy ý kiến nhân dân cũng đã gặp phải những ý kiến cho rằng nó yếu về mặt thẩm mỹ, nhìn chưa được hiện đại, khỏe khoắn. Được biết, sau khi trưng bày, đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông sản xuất ra vẫn được giữ nguyên màu xanh lá cây như tàu mẫu, tuy nhiên, nhiều chi tiết đã được chỉnh sửa.

Chú thích ảnh
Hình vẽ trên đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông trong ga Cát Linh. Ảnh: Toàn Vũ - Báo Dân Trí

Rộng hơn, ngoài đoàn tàu đường sắt đô thị, các đoàn tàu đường sắt truyền thống ở Việt Nam cũng đang quá cũ về ngoại thất, màu sắc gần như biến mất do lâu không được sơn phết. Nếu tổ chức trang trí mỹ thuật cho các đoàn tàu, kể cả việc tổ chức cho các nghệ sĩ graffiti vẽ một cách bài bản, cũng là ý tưởng hay.

Điều này cũng chẳng có gì xa lạ, nguy hại. Chỉ cần vào Google gõ cụm từ “trang trí bên ngoài cho các đoàn tàu” chúng ta sẽ gặp vô số kết quả với hình ảnh sặc sỡ, bắt mắt, trong đó có nghệ thuật graffiti. Có nhiều đoàn tàu lại chọn cách dán các hình ảnh tuyên truyền, quảng cáo sinh động, tươi vui.

Việc các “nguệch sĩ” vẽ bậy khắp nơi, nhất là ở các đô thị lớn ở Việt Nam cho thấy thực tiễn nhu cầu của một bộ phận khá lớn những người yêu thích graffiti. Việc tổ chức những trung tâm để họ vào đó “hành nghề” là cách mà thánh địa graffiti Brooklyn (New York, Mỹ) đã làm khi graffiti bùng phát ở đây.

Tổ chức cho giới graffiti có chỗ “chơi” được xem là hạn chế trào lưu vẽ bậy lên những nơi công cộng khá hiệu quả. Việc tổ chức thi vẽ graffiti để trang trí cho những đoàn tàu cũ hoặc cho phép graffiti lên những tường rào bằng tôn quây quanh các công trình đang thi công cũng là một trong những phương án giải quyết nhu cầu của giới graffiti và đưa họ vào hoạt động hữu ích cho cộng đồng.

Mặt phải của nghệ thuật graffiti

Mặt phải của nghệ thuật graffiti

Sáng ngày 10/8, ba nhóm vẽ graffiti của trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM đã chuyển các phác thảo của mình thành tác phẩm lên mặt tiền tường rào của Tổng lãnh sự quán Đức (126 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM).

Tiểu Mục Đồng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm