Đi tìm giải pháp hát huy giá trị không gian văn hóa - kiến trúc Pháp tại núi Ba Vì

10/09/2020 05:43 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Phát huy giá trị phế tích Pháp tại núi Ba Vì phục vụ du lịch, giáo dục trực quan trên cơ sở phục dựng, chỉnh trang không gian văn hóa - kiến trúc Pháp nguyên bản trên nền phế tích cũ, là nội dung tọa đàm Phát huy giá trị phế tích Pháp tại núi Ba Vì tổ chức ngày 9/9, do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức.

Hà Nội: Đang cưỡng chế phá dỡ 'cung điện' xây trái phép tại Ba Vì

Hà Nội: Đang cưỡng chế phá dỡ 'cung điện' xây trái phép tại Ba Vì

Theo kế hoạch, đúng 7h sáng 20/7, các lực lượng chức năng của huyện Ba Vì, Hà Nội đã huy động khoảng 500 người và nhiều máy móc thiết bị tiến hành cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép (được gọi là “cung điện”) tại thôn Phú Yên, xã Yên Bài.

Tại tọa đàm, các chuyên gia đề xuất các giải pháp khai thác phế tích phục vụ du lịch theo nhiều dạng: Cải tạo, xây dựng trên phế tích một công trình mới; xây dựng công trình mới bên cạnh phế tích; giữ nguyên phế tích, cải tạo, nâng cấp để hình thành công trình mới với sự đan xen giữa cũ và mới, gắn với hệ thực vật bám vào phế tích; giữ phế tích thành điểm du lịch kèm theo bản giới thiệu về lịch sử ngôi nhà…

Theo KTS Lê Thành Vinh, để phát huy tiềm năng hiện có, quan điểm cơ bản trong ứng xử với các phế tích kiến trúc và rộng hơn là với phức hợp cảnh quan di sản vùng núi Ba Vì cần được xác định rõ. Đó là: Coi phế tích là một nhân tố quan trọng, xác định các mức độ can thiệp khác nhau phù hợp với vị trí, đặc điểm, ý nghĩa, tình trạng của từng phế tích và cảnh quan khu vực, việc xây dựng bổ sung cần đảm bảo không phá vỡ hay tác động tiêu cực đến cảnh quan và môi trường.

Chú thích ảnh
Dấu tích một biệt thự Pháp cũ tại Ba Vì

Tương tự, theo PGS-TS Đặng Văn Bài, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia cho rằng, việc bảo tồn và phát huy các dấu tích kiến trúc Pháp cần đặt dưới sự quản lý và kiểm soát một cách khoa học với sự đồng thuận và tham gia giám sát của cộng đồng. Việc tu bổ, tôn tạo, phục hồi các phế tích kiến trúc phục vụ mục tiêu phát triển du lịch sinh thái phải góp phần tạo kinh tế bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương.

Vườn Quốc gia Ba Vì có khoảng 200 phế tích của một khu đô thị và nghỉ dưỡng đã được hình thành trên 80 năm, mang giá trị văn hóa, lịch sử khá lớn. Bên cạnh đó, các công trình văn hóa, tâm linh như: Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua, Tháp Báo Thiên, đền Thượng trên đỉnh núi Tản Viên cùng các địa danh K9, Ao Vua, Khoang Xanh… cũng góp phần biến nơi đây thành khu du lịch hấp dẫn của Hà Nội.

Khôi Nguyên

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm