Mới mẻ, táo bạo như Cannes 2017

17/05/2017 12:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Nước Pháp đang chọn một con đường trẻ trung và cởi mở hơn. Bằng chứng là cách họ chọn người đứng đầu của mình, Tổng thống Emmanuel Macron. LHP Cannes cũng không đi ngoài dòng chảy này của thời đại.

Tổng thống mới của Pháp, ông Emmanuel Macron, nổi tiếng là người hâm mộ những nhà tiên phong trong lĩnh vực kỹ thuật số, có lẽ cũng vì thế nên LHP Cannes năm nay có thể sẽ được “nhẹ tội” trước cáo buộc “giết chết” màn ảnh rộng.

Phim trc tuyến, phim truyn hình, phim thc tế o

Sự việc bắt đầu từ một việc chưa có tiền lệ, khi Cannes chọn 2 phim của dịch vụ chiếu phim trực tuyến Netflix là OkjaThe Meyerowitz Stories vào danh sách tranh giải Cành cọ Vàng. Dù Giám đốc LHP Thierry Fremaux khẳng định ông không trò chuyện với bên Netflix mà đơn thuần chọn vì đó là những phim hay nhưng Liên đoàn Rạp chiếu phim Pháp vẫn rất giận dữ.

Lý do là bởi Netlfix không đồng ý đề xuất chiếu 2 phim này ở các rạp của Pháp, dẫn tới việc Cannes phải đưa ra luật mới yêu cầu tất cả các bộ phim tranh giải từ năm sau phải cam kết phân phối ở các rạp tại nước này.

Chú thích ảnh
Một cảnh trong “Ismael’s Ghosts” - phim được chọn chiếu mở màn LHP Cannes 2017

Dù vậy, đây chưa phải đổi mới táo bạo duy nhất của Cannes. Ngay cả khi phim truyền hình đã giữ một vị trí quan trọng, Cannes vẫn nhất định cho rằng các phim tranh giải phải chiếu lần đầu tại đây, trên màn hình lớn cổ điển. Nhưng hiện nay, khi rất nhiều nhà làm phim hàng đầu chuyển hướng sang truyền hình, việc thay đổi quy định chỉ còn là thời gian. Đó là lý do hai loạt phim truyền hình Twin Peaks của David Lynch Top Off The Lake của  Jane Campion bất ngờ có mặt trong danh sách phim Cannes.

Nhận thấy “gió thời đại” đang thổi mạnh, Cannes còn quyết định đưa cả một tác phẩm thực tế ảo vào lịch chiếu: Flesh And Sand của Alejandro Gonzalez Inarritu. Ngoài ra, LHP năm nay không “mượn” phim Hollywood để câu khách mà để tác phẩm trong nước Ismael’s Ghosts mở màn.

Ông Thierry Fremaux cũng thừa nhận, LHP năm nay có nhiều “rung lắc” dữ dội, điều mà ông miêu tả như trong “một phòng thí nghiệm”.

Như một thông điệp gửi tới ông Donald Trump

Để chuẩn bị cho LHP Cannes, nước Pháp đã đặt thêm 400 bình hoa khổng lồ ở khu vực gần trung tâm lễ hội. Tuy nhiên, những bông hoa tươi xanh ở đây không phải để khoe sắc mà là một hàng rào an ninh, ngăn cản những vụ tấn công có thể xảy tới.

Đây chỉ là một trong rất nhiều biện pháp đề phòng mới được triển khai năm nay, trong bối cảnh khủng bố leo thang (ngoài hệ thống rào chắn tự động trị giá 6 triệu USD, 550 camera giám sát, diễn tập xử lý đánh bom, đội vệ sĩ mang súng…).

Dù vậy, tất cả cũng mới chỉ là… bề nổi. Phía sau thảm đỏ, không khí chính trị mới thật sự nóng bỏng.

Nhìn vào danh sách phim tranh giải và trình chiếu, có thể thấy nổi lên chủ đề về người tị nạn và biến đổi khí hậu, như một thông điệp đánh thẳng vào Nhà Trắng. Bên cạnh đó là các vấn đề về bạo lực tôn giáo, AIDS và hành hạ động vật.

Cụ thể, Jupiter’s Moon của đạo diễn người Hungary Kornel Mundruczo là một trong những phim nói về khủng hoảng người tị nạn hiện nay, đề tài này cũng được đề cập trong Happy End của đạo diễn Michael Haneke. Một đạo diễn châu Âu khác là Gyorgy Kristof, với phim Out nói về nỗi cực khổ của lao động di cư cũng được chọn chiếu ở LHP Cannes ở hạng mục Góc nhìn đặc biệt.

LHP Cannes 2017: lo cả khủng bố lẫn đạo chích

LHP Cannes 2017: lo cả khủng bố lẫn đạo chích

LHP Cannes năm nay khai mạc vào ngày 17/5, đúng 10 ngày sau khi vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp chấm dứt.

Trong khi đó, Okja của đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Ho kể về nỗ lực bảo vệ một sinh vật huyền bí và thân thiện, 120 Beats Per Second nói tới khủng hoảng AIDS, phim tài liệu An Inconvenient Truth có đề cập tới Barack Obama và Donald Trump, Napalm sẽ kể cho chính quyền Trump chút kiến thức về lịch sử sử dụng vũ khí hóa học, The Venerable W lên án bạo lực tôn giáo ở Myanmar…

Dù vậy, đề cao phim chính trị không phải là ý đồ của LHP Cannes. “Khi các phim được chọn mang khía cạnh chính trị, điều đó không có nghĩa là LHP cố chính trị hóa, mà bởi các nghệ sĩ quan tâm tới chính trị. Tị nạn không phải là đề tài trọng tâm 10 năm trước, nhưng giờ là vậy. Các nhà làm phim thường làm phim về thế giới mà họ đang sống, và đây là một trong những thực trạng hiện nay” - ông Thierry Fremaux chia sẻ.

Duy An (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm