U23 Việt Nam muốn thắng trước tiên phải không thua bàn

27/08/2018 05:35 GMT+7 | Các ĐTQG

(Thethaovanhoa.vn) - Hàng tiền đạo và tuyến 2 của đội tuyển U23 Việt Nam đã được xới tung, đảo đội hình liên tục như... “đảo ngói” qua 4 trận đã đấu. Duy chỉ có hệ thống phòng ngự và thủ môn Bùi Tiến Dũng là gần như được giữ nguyên.

Dự đoán bóng đá tứ kết ASIAD 2018: U23 Việt Nam vs U23 Syria (19h30, 27/8)

Dự đoán bóng đá tứ kết ASIAD 2018: U23 Việt Nam vs U23 Syria (19h30, 27/8)

U23 Việt Nam vs U23 Syria (19h30 ngày 27/8): Dự đoán bóng đá tứ kết ASIAD 2018. Xem trực tiếp trên VTC3, VTV6, VTC Now, VOV, VTC.

* Xem trực tiếp Asiad 2018 TẠI ĐÂY:

https://vtc.gov.vn/kenh/vtc3

Chú thích ảnh

* Lịch thi đấu vòng Tứ kết bóng đá nam hôm nay:

16h00 ngày 27/8: U23 Uzbekistan vs U23 Hàn Quốc

16h00 ngày 27/8: U23 Saudi Arabia vs U23 Nhật Bản

19h30 ngày 27/8: U23 UAE vs Triều Tiên

19h30 ngày 27/8: U23 Syria vs U23 Việt Nam (VTC3 trực tiếp)

U23 Việt Nam. Việt Nam. U23 Việt Nam vs U23 Syria. U23 Syria vs U23 Việt Nam. U23 Syria. Trực tiếp U23 Việt Nam. Xem trực tiếp U23 Việt Nam. Trực tiếp bóng đá U23 Việt Nam. Bóng đá. Bong da. U23 VN.

 

Các cặp đấu Tứ kết và chia nhánh bóng đá nam Asiad 2018:

VTC3, VTV6, VOV, VTC Now, VTC, Trực tiếp bóng đá, VTC3 trực tiếp, trực tiếp VTV6, Xem VTC, Xem VTC3, Xem VTV6, Xem VOV, U23 Việt Nam, U23 Syria, trực tiếp U23 Việt Nam, U23 Việt Nam vs U23 Syria, xem bóng đá trực tuyến, lịch thi đấu bóng đá Asiad 2018, trực tiếp Asiad 2018, lịch thi đấu Asiad 2018

Chắc chắc rồi, bởi không một HLV nào lại thay đổi cơ chế vốn đang vận hành tốt, đang chơi ổn định. 4 trận đấu với đủ các thể loại đối thủ khác nhau, chúng ra vẫn giữ sạch lưới, đấy là con số biết nói. Dù có sự cổ suý của cả thần may mắn nữa, thì vẫn không thể phủ nhận, tuyến thấp nhất đội hình đang chơi ổn định nhất cho đến lúc này.

Những người làm chuyên môn đều thừa nhận rằng, việc xây dựng chiến thuật - hệ thống phòng ngự là khâu khó khăn nhất, trong toàn bộ cơ chế vận hành của đội bóng. Nếu như 2 tuyến đầu, cầu thủ có thể xử lý ngẫu hứng hòng tạo ra đột biến, như Quang Hải hay Công Phượng chẳng hạn, thì ở nơi gần với cầu môn đội nhà, các hậu vệ và thủ môn phải chơi bóng theo nguyên tắc: Cản phá hay cắt đứt một pha tấn công của đối thủ, đấy đã là thành công. Các hậu vệ và thủ môn được ý thức, phá bóng ra đâu, chuyền bóng vào chỗ nào, là cứ thế mà làm, gần như không được phép đưa giải pháp khác.

Thực tế, bóng đá hiện đại ngày nay đã có những biến chuyển. Thủ môn có đôi khi được ý thức là người đầu tiên tổ chức - phát động một pha tấn công. Yêu cầu này bắt buộc thủ môn phải có kỹ năng chơi chân tốt và có đầu óc tổ chức, song trước hết phải đặt hệ số an toàn lên hàng đầu.

Sơ đồ 3 hậu vệ giăng ngang khi tấn công, chuyển thành 4 (thậm chí nhiều hơn, đến 8-9 cầu thủ) theo tuyến nghiêng khi phòng ngự, cũng rất linh hoạt. Tốc độ chuyển đổi từ tấn công qua phòng ngự (và ngược lại) được tối ưu hoá, đòi hỏi nền tảng thể lực tuyệt vời và ý thức chiến thuật - trách nhiệm cao. Nó bắt buộc phải có sự tham gia của các tiền vệ, thậm chí là cả các tiền đạo.

Với các đội bóng chơi kiểm soát và đề cao tính áp đặt, thì việc giữ bóng trong chân ở 1/3 phần sân phía đối thủ, đấy cũng được xem là một trong những phương án tối ưu. Còn với U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2018 hay ngay lúc này là ASIAD 18, cầu thủ của ông Park được dạy phòng ngự ngay cả khi có bóng và không có bóng. Di chuyển và giữ cự ly đội hình hợp lý.

Có vẻ hơi khó hình dung với những người ngoại đạo, cụ thể, ở đội tuyển U23 Việt Nam, thì vai trò của các cầu thủ mỏ neo như Xuân Trường hay Đức Huy và trước đó là Đỗ Hùng Dũng là rất quan trọng. Đây là trạm trung chuyển, cung cấp bóng cho tuyến đầu và cũng là những vị trí được ý thức rõ nhất chiến thuật chuyển đổi, cùng với 2 cầu thủ chạy cánh là Văn Hậu (trái) và Văn Thanh. Sơ đồ 3-5-2 của HLV Park Hang Seo xoay trục liên tục, giúp chúng ta đủ người khi tấn công và cũng không thiếu người khi phòng ngự khu vực. Với những pha bóng 1 đối 1, không ai chơi tốt hơn Đức Huy và Đình Trọng.

Đội tuyển U23 Việt Nam đã và đang sở hữu những chuyên gia giữ nhịp, tạo nên nhịp độ trận đấu uyển chuyển, đấy là Văn Quyết và Quang Hải. Đây là bộ đôi cầu thủ tấn công đa năng, còn gọi là siêu-tiền-vệ-đạo. Họ chơi cơ động, khi lệch biên, lúc bó vào trong, tuỳ tình huống. Và đừng vội nghĩ rằng, một cầu thủ chơi lệch biên không có khả năng giữ nhịp. Tại CLB Hà Nội, người giữ nhịp không phải Moses, mà là Quang Hải, Văn Quyết và một vài thời điểm là Thành Lương, vốn đều là các cầu thủ nhỏ con và chơi lệch biên. Đây cũng là những vị trí khởi thuỷ cho những pha tấn công “chết chóc”.

Bóng đá, với một trận đấu hay giải đấu, phải sẵn sàng cả những sai số, thậm chí là sai lầm. Chúng ta đã bế tắc ở rất nhiều thời điểm trận đấu với Bahrain, ngay cả khi được chơi hơn người. Nhưng quan trọng đội bóng vẫn đứng vững. Vẫn có định lý, rằng chuyện lớn thành nhỏ, nhỏ xem như không có gì, mà không có gì thì lại là bắt đầu của đổ vỡ. Hy vọng, HLV Park Hang Seo đã có đủ những phương án. Và đội bóng cần được sát cánh, ủng hộ, để cởi bỏ những nút thắt tiếp theo. Kế đến là giải bài toán lạ mà quen: U23 Syria.

Tùy Phong

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm