Góc Anh Ngọc: Một Olympic đặc biệt, không chỉ vì đại dịch

23/07/2021 16:05 GMT+7 | Olympic 2021

(Thethaovanhoa.vn) - Hôm nay, một Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử thể thao nhân loại sẽ khai mạc ở Tokyo, trong một hoàn cảnh chưa từng xảy ra trước kia: Trong đại dịch.

VTV6 VTV5 trực tiếp lễ khai mạc Olympic Tokyo 2021

VTV6 VTV5 trực tiếp lễ khai mạc Olympic Tokyo 2021

VTV6 VTV5 trực tiếp lễ khai mạc Olympic Tokyo 2021. Xem trực tiếp lễ khai mạc Olympic 2021 trên kênh VTV6, VTV5.  

 

18h00 ngày 23/7, trực tiếp lễ khai mạc Olympic Tokyo 2021:

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm

 

1. Những khán đài sẽ trống vắng, để lại một những khoảng ghế và bê tông lạnh lẽo. Những biện pháp phòng dịch, nỗi hoài nghi, lo lắng và cả sự sợ hãi cùng những bản tin thông báo số lượng ca dương tính mỗi ngày bỗng nhiên trở thành một yếu tố quan trọng và có thể ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của các VĐV cũng như của toàn Thế vận hội.

Đã có những Thế vận hội không thể diễn ra vì đại chiến thế giới (các năm 1940 và 1944), cũng có những Thế vận hội diễn ra trong căng thẳng vì những đối đầu chính trị Đông-Tây (1980 và 1984), nhưng cũng có những Olympic tràn ngập nỗi lo vì bệnh dịch, để rồi cuối cùng cũng về đích an toàn, như ở Rio de Janeiro năm 2016. Năm đó, virus Zika lây từ muỗi trở thành một hiểm họa lớn, nhưng rồi mọi chuyện đều suôn sẻ. Năm nay khác, đặc biệt hơn cả, dù đã hoãn lại một năm, trong hoàn cảnh Tokyo đang trải qua quá trình khẩn cấp lần thứ 4 trong hơn một năm qua. Không phải những con muỗi trở thành nguồn lây lan và tạo ra những nỗi lo lắng mà chính là con người, trong một mối quan hệ vô cùng mâu thuẫn. Con người thi đấu với nhau để chiến thắng, vì khẩu hiệu “nhanh hơn, cao hơn, xa hơn” của phong trào Olympic, nhưng chính họ lại là nguy cơ lớn với nhau trong khi vẫn cần tương tác với nhau, học hỏi nhau để phát triển, vì tiến bộ con người.

Liệu những điều ấy có ảnh hưởng lớn đến các VĐV, có đẩy lùi những nỗ lực phấn đấu của họ và có khiến Olympic này mất đi sự hấp dẫn? Thật khó có câu trả lời. Thế vận hội Rio 2016 chỉ chứng kiến 5 kỷ lục mới của nam được lập (đều ở điền kinh, ở cự ly chạy 400 mét, 3 nghìn mét vượt rào, 10 môn phối hợp, nhảy sào và đẩy tạ), cũng như 2 kỷ lục mới khác của nữ (cũng điền kinh, ở cự ly chạy 5 nghìn mét và 10 nghìn mét). Ở các Thế vận hội trước đó cũng rất ít kỷ lục bị phá. Rất nhiều những kỉ lục khác vẫn tồn tại nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ chưa bị xô đổ. Nếu Olympic Tokyo chứng kiến những kỷ lục mới được lập, trong một hoàn cảnh đặc biệt như thế này, đấy sẽ là một điều tuyệt diệu, cho thấy sức mạnh của thể thao nói chung và của Thế vận hội lớn hơn nhiều nỗi lo âu và sợ hãi.

VTV6, VTV5, lễ khai mạc Olympic Tokyo 2021, trực tiếp vtv6, vtv6 truc tiep, khai mạc Olympic 2021, trực tiếp lễ khai mạc Olympic 2021, xem trực tiếp khai mạc Olympic 2021
Các cầu thủ nữ ở Olympic Tokyo 2020 quỳ gối ủng hộ phong trào Black Live Matter

 

2.Nhưng Thế vận hội này sẽ còn được nhắc đến với những điều khác nữa, không chỉ Covid. Câu chuyện thể thao và quyền con người từ lâu đã trở thành một chủ đề nóng mỗi khi một đại hội thể thao lớn thế này được tổ chức. Lần đầu tiên Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã mời đến lễ khai mạc Ankie Spitzer, vợ của HLV đấu kiếm Andre Spitzer, 1 trong số các HLV và VĐV Israel bị một nhóm Palestine giết hại trong làng Olympic ở Thế vận hội 1972. Điều mà bà Spitzer rất khao khát thực hiện trong gần nửa thế kỷ qua, sau rất nhiều nỗ lực gõ cửa IOC, là muốn được Thế vận hội tưởng niệm 11 người ấy một cách chính thức. Đấy là điều không đơn giản, bởi đây là câu chuyện chính trị và có thể gặp sự phản đối của một số nước Arab. Nhưng Chủ tịch IOC Thomas Bach khẳng định sẽ làm “một điều gì đó sáng tạo để tưởng nhớ những VĐV và HLV Israel đã bị sát hại.

IOC cũng đã nới lỏng hơn việc hạn chế các VĐV thể hiện quan điểm của mình về một vấn đề xã hội nào đó. Đó là lý do tại sao ta có thể thấy, trước các trận đấu của môn bóng đá nữ, các cầu thủ Anh và Chile hay Mỹ và Thuỵ Điển đã quỳ gối để thể hiện việc chống lại các hình thức phân biệt chủng tộc trong phong trào Black Lives Matter. Còn trước trận Australia-New Zealand, các cô gái cũng đã cầm lá cờ đại diện cho các chủng tộc thổ dân ở hai quốc gia này để đấu tranh cho quyền của họ.

3.Nhưng có lẽ, nhiều VĐV sẽ thể hiện mạnh mẽ hơn nữa chính kiến của họ, nếu họ bước lên bục chiến thắng. Noah Lyles, nam VĐV người Mỹ nổi tiếng ở cự ly 200 mét, đã từng đeo một chiếc găng tay đen và giơ thành nắm đấm ở một cuộc đua tại Monaco, gợi nhớ hình ảnh của nhà VĐV cự ly 200 mét ở Thế vận hội 1968 Tommie Smith. Anh khẳng định sẽ làm điều tương tự nếu giành huy chương ở Olympic này. Cả Lyles và Smith đều là các VĐV da đen, và họ đều đấu tranh vì quyền của họ.

Trên nhật báo The Times của Anh, Lyles nói: “Chúng tôi vẫn đang chết hàng ngày trên phố. Chúng ta không nói đến điều này trong các bản tin hoặc bởi Thế vận hội được tổ chức, không có nghĩa là điều đó không diễn ra”…

Anh Ngọc

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm