Vì sao cả Mỹ và Triều Tiên đều sẵn sàng ra đòn tấn công hạt nhân?

27/07/2017 21:59 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Tuyên bố về đòn tấn công hạt nhân của Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift và Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Triều Tiên Pak Young-sik khiến dư luận không khỏi lo ngại.

Bởi một cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra không chỉ dẫn tới hiện tượng phóng xạ hủy diệt sự sống trên Trái Đất, mà mọi năng lượng và hệ thống vệ tinh có thể hoàn toàn bị phá hủy, đưa chúng ta quay trở lại Thời kỳ Đồ đá.

Chú thích ảnh
Triều Tiên ngày 4/7 tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-14. Ảnh: Reuters/KCNA

Tuyên bố này được Đô đốc Swift đưa ra ngay sau một cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn giữa quân đội Mỹ- Australia ở ngoài khơi bờ biển Australia. Các cuộc tập trận được cho là đã bị một tàu thu thập thông tin tình báo của Trung Quốc do thám ngoài khơi bờ biển Đông Bắc Australia.

Khi được hỏi liệu ông có tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Trung Quốc vào tuần tới hay không nếu Tổng thống Mỹ ra lệnh, Đô đốc Swift đáp: “Câu trả lời sẽ là có”.

Ông Kim Jong-un hút thuốc lá ngay cạnh tên lửa liên lục địa

Ông Kim Jong-un hút thuốc lá ngay cạnh tên lửa liên lục địa

Lực lượng tên lửa Triều Tiên để nhà lãnh đạo Kim Jong-un đứng hút thuốc lá và đi lại tự do cách quả tên lửa nhiêu liệu lỏng Hwasong-14 chưa được thử nghiệm chỉ cách vài bước chân.

Trước đó, Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) dẫn lời Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Triều Tiên Pak Young-sik phát biểu tại lễ mít tinh kỷ niệm 64 năm ngày ký hiệp định đình chiến chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) ngày 26/7: “Nếu kẻ thù đánh giá sai lầm về vị thế chiến lược của chúng ta và vẫn theo đuổi phương án tiến hành cuộc tấn công phủ đầu bằng hạt nhân nhằm vào chúng ta, chúng ta sẽ thực hiện cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào trái tim của nước Mỹ như một hình thức trừng phạt thảm khốc nhất mà không đưa ra cảnh báo trước”.

Theo đài Sputnik, lời cảnh báo của người đứng đầu lực lượng vũ trang Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng được cho là đang chuẩn bị tiến hành thêm một vụ thử tên lửa mới vào thời điểm xung quanh lễ kỷ niệm này.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, một cuộc chiến tranh hạt nhân không dễ dàng xảy ra như những tuyên bố mạnh miệng trên. Với sức phá hủy khủng khiếp, chiến tranh hạt nhân là điều không ai mong đợi, mọi sai lầm đều để lại hậu quả nặng nề và người ta có thể thấy qua những lần thử nghiệm hạt nhân.

Theo các nhà nghiên cứu, sức tàn phá của các lần thử hạt nhân được cho là tương đương với sức tàn phá của các cơn bão Mặt Trời tác động lên Trái Đất, trong đó bao gồm việc làm cho mất điện và các hệ thống liên lạc bị gián đoạn.

Giới chức Mỹ thừa nhận Triều Tiên có thể sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa

Giới chức Mỹ thừa nhận Triều Tiên có thể sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa

Nhiều quan chức Mỹ kết luận rằng Triều Tiên đã rút ngắn đáng kể thời gian để có thể sở hữu một tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn vươn tới các thành phố Bắc Mỹ.

Tờ New York Post đưa tin việc cho kích hoạt các chất nổ ở độ cao từ 25 - 402km trên bề mặt hành tinh có thể tạm thời làm biến dạng đường sức của từ trường Trái Đất. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các vệ tinh bằng việc phá hủy hệ thống điện tử cũng như làm gián đoạn các kênh liên lạc và tín hiệu định vị. Thậm chí một số vệ tinh nhân tạo gần địa điểm thử hạt nhân bị dừng hoạt động.

Các kết quả trên được công bố trên Tạp chí Khoa học Không gian được coi là những dự đoán lạnh người về hậu quả mà một cuộc xung đột hạt nhân đem đến cho nhân loại.

Một vụ xung đột như vậy có thể ngay lập tức xóa sổ toàn bộ một vài quốc gia. Trong thời đại chúng ta ngày càng tin tưởng vào công nghệ, rõ ràng một vụ chiến tranh hạt nhân có thể có sức tàn phá mạnh hơn rất nhiều.

Không chỉ có hiện tượng phóng xạ hủy diệt sự sống trên Trái Đất, mà mọi năng lượng và hệ thống vệ tinh có thể hoàn toàn bị phá hủy, đưa chúng ta quay trở lại Thời kỳ Đồ đá.

Trần Minh/Báo Tin Tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm