Tổng Giám đốc WHO cảnh báo sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu

24/06/2022 13:45 GMT+7 | Tin tức 24h

Phát biểu tại cuộc họp Ủy ban Khẩn cấp (IHR) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) diễn ra  ngày 23/6, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tất cả các nước trên thế giới cần tăng cường năng lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ, đẩy mạnh việc giám sát, truy vết và cách ly đối với bệnh nhân mắc căn bệnh này.

Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ

Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ

Chiều 23/6, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, chia sẻ thông tin về ứng phó của Việt Nam trước nguy cơ dịch đậu mùa khỉ đã và đang lan ra nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Á như Singapore và Hàn Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Trong phát biểu qua video tại Hội nghị thượng đỉnh Khối thịnh vượng chung ở Kigali ( Rwanda), Tổng Giám đốc WHO nêu rõ đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ tại những quốc gia mới bị lây nhiễm tiếp tục chủ yếu ở những nam giới đồng tính và những người này thường có quan hệ tình dục với nhiều người. Ông cảnh báo tình trạng truyền nhiễm từ người sang người đang tiếp diễn và dường như đang bị đánh giá thấp.

Theo thống kê mới nhất của WHO, tính từ đầu năm tới nay, các nước khu vực Trung Phi đã ghi nhận thêm 3.200 ca mắc và gần 1.500 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ngoài ra, khoảng 70 ca tử vong bị nghi có liên quan đến căn bệnh này. Người đứng đầu WHO cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ dường như đang lây lan với số ca mắc nhiều hơn con số thống kê.       

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo kế hoạch, trong ngày 24/6, IHR sẽ đưa ra khuyến cáo về "Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm" (PHEIC) đồng thời đưa ra đánh giá về nguy cơ đối với sức khỏe con người, nguy cơ về sự lây lan trên toàn cầu cũng như nguy cơ của bệnh này đối với việc đi lại trên thế giới.

Dựa theo khuyến cáo của IHR, ông Tedros sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có coi bệnh đậu mùa khỉ là PHEIC hay không. Kể từ năm 2009, WHO đã ban bố 6 PHEIC, trong đó lần cuối cùng là đối với đại dịch COVID-19 vào năm 2020. 

Theo ông Philippe Duneton, người đứng đầu cơ quan Unitaid -đơn vị về cách thức ngăn chặn, chẩn đoán và điều trị các bệnh, cho rằng không dễ để có thể phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ dựa trên xét nghiệm bởi việc này cơ bản chỉ được thực hiện ở cấp độ lâm sàng. Do vậy, điều quan trọng là phải thực hiện xét nghiệm sớm nhằm nhanh chóng phát hiện các ca mắc, đặc biệt là ở những người tiếp xúc với người bệnh.

Thanh Hương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm