Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam và số ca nhiễm corona tại Việt Nam và thế giới cập nhật

18/04/2020 12:32 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Báo Điện tử Thể thao và Văn hóa - TTXVN cập nhật những diễn biến mới nhất của dịch bệnh COVID-19 trong nước và thế giới từ các cơ quan chức năng.

Cập nhật tình hình dịch bệnh mới nhất từ Bộ Y tế và cơ quan chức năng

Cập nhật tình hình dịch bệnh mới nhất từ Bộ Y tế và cơ quan chức năng

Báo Điện tử Thể thao và Văn hóa - TTXVN cập nhật những diễn biến mới nhất của dịch bệnh COVID-19 trong nước và thế giới từ các cơ quan chức năng.

Tiếp tục cập nhật

Cập nhật 11h30 ngày 18/4/2020

Thế giới: 2.248.037 người mắc, 154.126  người tử vong.

- 211 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 25,453, số ca tử vong là 1.056.

- Việt Nam đứng thứ 113/211 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN.

Việt Nam: 268 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong. Trong đó: Số ca bình phục 198. Có 70 ca bệnh đang được điều trị.

Tổng số ca mắc mới/tổng số ca mắc tích lũy: 0/268.

Số ca bình phục trong ngày: 21

Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất được cách ly/điều trị: Hà Nội 112, TP Hồ Chí Minh 55, Vĩnh Phúc 19, Ninh Bình 13, Bình Thuận 9.

Số ca tiến triển tốt  17 trường hợp âm tính lần 1, trong đó 4 trường hợp âm tính từ 2 lần trở lên. Số ca nặng: 3.

Số người cách ly: Tại cơ sở y tế 324. Tại khu cách ly tập trung 11.549. Tại nhà 57.172

Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 128

Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140

- 34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng,

- 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng

- 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.

Tình hình dịch corona tại Việt Nam ngày 18/4, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam ngày 18/4, Tình hình Dịch corona tại việt nam, Vi rút corona, dịch bệnh corona, covid 19
Lấy mẫu máu để xét nghiệm nhanh COVID-19 cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ đầu mối hoa quả Hoàng Mai, sáng 18/4. Ảnh: Danh Lam – TTXVN

11h00 ngày 18/4: Tiếp nhận cách ly 344 chuyên gia Hàn Quốc

Sáng 18/4, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngày 17/4, Sở đã tiếp nhận, cách ly đối với 344 chuyên gia Hàn Quốc sang làm việc trong các công ty đối tác tại Việt Nam, trong đó Công ty Samsung Display Việt Nam là 294 chuyên gia và Công ty Foseca Việt Nam là 50 chuyên gia.

Sau khi máy bay hạ cánh tại sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, tất cả chuyên gia của Hàn Quốc đã được khai báo y tế và thực hiện các nội dung khác theo đúng quy định của Chính phủ Việt Nam, được kiểm tra y tế, mặc trang phục bảo hộ chống dịch và di chuyển bằng xe chuyên dụng đã khử khuẩn và di chuyển về khách sạn tại huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh.

Đối với nhóm chuyên gia Hàn Quốc đến làm việc tại Công ty Samsung Display Việt Nam, 178 chuyên gia thực hiện việc cách ly tại khách sạn J&C Hotel  và 116 chuyên gia cách ly tại tầng 6 đến tầng 13 khách sạn Mường Thanh.

Theo đó, từ ngày thứ tư, tất cả các chuyên gia này sẽ được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiến hành làm xét nghiệm lần 1. Nếu có kết quả âm tính, từ ngày thứ năm, 178 chuyên gia cách ly tại khách sạn J&C Hotel sẽ đến Công ty Samsung Display Việt Nam làm việc, quá trình di chuyển và làm việc được cán bộ y tế và Công an giám sát chặt chẽ.

Tại văn phòng và phân xưởng, các chuyên gia được bố trí làm việc độc lập, đảm bảo cách ly tuyệt đối, không tiếp xúc với người xung quanh.

166 chuyên gia tại khách sạn Mường Thanh phải thực hiện cách ly đủ 14 ngày, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính, các chuyên gia này sẽ được cấp giấy xác nhận cách ly 14 ngày theo quy định.

Trong khi đó, 50 chuyên gia của Công ty Foseca Việt Nam đã được bố trí cách ly tại tầng 14 và tầng 15 của khách sạn Mường Thanh đủ 14 ngày. Từ ngày thứ tư, các chuyên gia này sẽ được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm lần 1 và ngày thứ 13 các chuyên gia này tiếp tục lấy mẫu làm xét nghiệm lần hai. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, ngày thứ 14 các chuyên gia được cấp giấy xác nhận cách ly 14 ngày theo quy định.

Khách sạn J&C Hotel và từ tầng 6 đến tầng 15 khách sạn Mường Thanh đã được triển khai như một điểm cách ly tập trung theo quy định của Bộ Y tế. Tại các nơi cách ly, hằng ngày, tất cả các chuyên gia Hàn Quốc và cán bộ phục vụ tại khách sạn được theo dõi sức khỏe và đo thân nhiệt hai lần. Khách sạn và ô tô chuyên dụng đưa đón chuyên gia hằng ngày được vệ sinh và khử trùng theo quy định.

Cập nhật 8h sáng ngày 18/4: 2.250.119 ca nhiễm, 154.241 người đã chết

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h sáng ngày 18/4, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn thế giới là 2.250.119 ca, trong đó có 154.241 ca tử vong. Dịch bệnh hiện đã lây lan sang 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số bệnh nhân phục hồi là 571.577 người. 

Mỹ hiện vẫn là tâm dịch của thế giới với 709.735 ca nhiễm và 37.154 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Tây Ban Nha với 190.839 ca nhiễm và 20.002 ca tử vong, Italy với 172.434 ca nhiễm và 22.745 ca tử vong, Pháp với 147.969 ca nhiễm và 18.681 ca tử vong và Đức với 141.397 ca nhiễm và 4.352 ca tử vong.

Tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau nhận định rằng giá dầu sụt giảm và những ảnh hưởng về kinh tế của cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đã “tàn phá” ngành năng lượng của Canada, đẩy nhiều lao động vào tình trạng thất nghiệp. Do đó, Chính phủ liên bang Canada hy vọng sẽ kiến tạo được 10.000 việc làm trong ngành năng lượng khi tiến hành bơm hơn 2,4 tỷ CAD (tương đương khoảng 1,7 tỷ USD) thông qua hai gói hỗ trợ nhằm giúp những người thất nghiệp quay trở lại thị trường lao động dọn dẹp các giếng dầu khí và ngăn chặn tình trạng rò gỉ khí methan.

Tại châu Âu, Quốc hội Pháp (tức Hạ viện) đã thông qua một dự luật nhằm giảm thuế VAT từ 20% xuống 5,5% đối với khẩu trang và gel rửa tay y tế. Dự luật này dự kiến sẽ được trình lên xem xét tại Thượng viện vào 21/4. Việc giảm thuế VAT này sẽ kéo dài đến năm 2022.

Tại Anh, Chính phủ đã công bố thành lập nhóm đặc nhiệm nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 nhằm đưa vaccine đến người dân sớm nhất có thể. Chính phủ Anh cho biết 21 dự án nghiên cứu mới sẽ nhận được tài trợ từ quỹ đầu tư trị giá 14 triệu bảng Anh (17,5 triệu USD) để "nhanh chóng thúc đẩy các hoạt động điều trị và điều chế vaccine".

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh bùng phát tại Nga với hơn 32.000 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu khẳng định các lực lượng vũ trang Nga đã sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể, Lực lượng RKhBZ có hơn 3.500 đơn vị kỹ thuật chuyên dụng và quân số hơn 10.000 người. Ngoài ra, 4.900 giường cho bệnh nhân mắc COVID-19 đã được quân đội chuẩn bị. Đến ngày 15/5, Bộ Quốc phòng Nga sẽ cung cấp thêm 7.500 giường bệnh nữa và điều động 5.200 bác sĩ quân y để phục vụ người dân. 

Tại châu Á, Bộ Y tế Singapore ngày 17/4 đã ghi nhận thêm 623 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên thành 5.050 người. Khoảng 69% số ca nhiễm mới có liên quan tới những ổ dịch đã được phát hiện, trong khi đó những ca còn lại đang chờ rà soát nguồn tiếp xúc. Số ca tử vong do những biến chứng của COVID-19 tại Singapore đã tăng lên thành 11 người.

Tại Ấn Độ, Chính phủ đã quyết định gia hạn thị thực cho tất cả những người nước ngoài đang mắc kẹt tại nước này do lệnh phong tỏa toàn quốc vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Bộ Nội vụ Ấn Độ cho hay những thị thực đã hết hạn hoặc sẽ hết hạn trong giai đoạn từ ngày 1/2 đến ngày 3/5 sẽ được gia hạn miễn phí sau khi những người này hoàn thành việc đăng ký trực tuyến. Do lệnh phong tỏa, Bộ Nội vụ cũng tiếp tục dừng tất cả những thị thực đã được cấp và dừng việc nhập cảnh vào nước này đến ngày 3/5, trừ những người mang hộ chiếu ngoại giao công vụ hoặc nhân công phục vụ các dự án.

Tình hình dịch corona tại Việt Nam ngày 18/4, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam ngày 18/4, Tình hình Dịch corona tại việt nam, Vi rút corona, dịch bệnh corona, covid 19
Phun thuốc khử trùng đường phố thủ đô Algiers, Algeria nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 30/3/2020. Tính đến ngày 17/4, Algeria có 2.418 ca nhiễm COVID-19 và 364 ca tử vong

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã báo động về diễn biến nhanh chóng của đại dịch COVID-19 gây ra ở châu Phi. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ trong tuần qua, châu Phi đã ghi nhận số ca nhiễm mới tăng 50% trong số ca tử vong tăng 60%. Với những khó khăn trong việc có được bộ dụng cụ chẩn đoán, ông tin rằng con số thực về số ca nhiễm ở châu Phi khả năng có sẽ còn cao hơn nhiều.

Trong ngày 17/4, Ai Cập đã ghi nhận thêm 171 ca mắc COVID-19 mới và đã vượt qua Nam Phi trở thành quốc gia có tổng số ca nhiễm cao nhất tại châu Phi. Theo số liệu thống kê, 5 quốc gia có số cao nhiễm cao nhất tại châu Phi gồm Ai Cập có tổng cộng 2.844 ca nhiễm và 205 ca tử vong; Nam Phi với 2.783 ca nhiễm và 50 ca tử vong; Maroc với 2.564 ca nhiễm và 135 ca tử vong; Algeria với 2.418 ca nhiễm và 364 ca tử vong; và Cameroon với 996 ca nhiễm và 22 ca tử vong.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã báo động về diễn biến nhanh chóng của đại dịch COVID-19 gây ra ở châu Phi. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ trong tuần qua, châu Phi đã ghi nhận số ca nhiễm mới tăng 50% trong số ca tử vong tăng 60%. Với những khó khăn trong việc có được bộ dụng cụ chẩn đoán, ông tin rằng con số thực về số ca nhiễm ở châu Phi khả năng có sẽ còn cao hơn nhiều.

Trong ngày 17/4, Ai Cập đã ghi nhận thêm 171 ca mắc COVID-19 mới và đã vượt qua Nam Phi trở thành quốc gia có tổng số ca nhiễm cao nhất tại châu Phi. Theo số liệu thống kê, 5 quốc gia có số cao nhiễm cao nhất tại châu Phi gồm Ai Cập có tổng cộng 2.844 ca nhiễm và 205 ca tử vong; Nam Phi với 2.783 ca nhiễm và 50 ca tử vong; Maroc với 2.564 ca nhiễm và 135 ca tử vong; Algeria với 2.418 ca nhiễm và 364 ca tử vong; và Cameroon với 996 ca nhiễm và 22 ca tử vong.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã báo động về diễn biến nhanh chóng của đại dịch COVID-19 gây ra ở châu Phi. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ trong tuần qua, châu Phi đã ghi nhận số ca nhiễm mới tăng 50% trong số ca tử vong tăng 60%. Với những khó khăn trong việc có được bộ dụng cụ chẩn đoán, ông tin rằng con số thực về số ca nhiễm ở châu Phi khả năng có sẽ còn cao hơn nhiều.

Trong ngày 17/4, Ai Cập đã ghi nhận thêm 171 ca mắc COVID-19 mới và đã vượt qua Nam Phi trở thành quốc gia có tổng số ca nhiễm cao nhất tại châu Phi. Theo số liệu thống kê, 5 quốc gia có số cao nhiễm cao nhất tại châu Phi gồm Ai Cập có tổng cộng 2.844 ca nhiễm và 205 ca tử vong; Nam Phi với 2.783 ca nhiễm và 50 ca tử vong; Maroc với 2.564 ca nhiễm và 135 ca tử vong; Algeria với 2.418 ca nhiễm và 364 ca tử vong; và Cameroon với 996 ca nhiễm và 22 ca tử vong.

Cập nhật 7h00 ngày 18/4: Hơn 13.000 mẫu xét nghiệm tại Hạ Lôi cho kết quả âm tính

Tại ổ dịch thuộc thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội hiện nay ghi nhận 13 ca mắc COVID-19. Cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy 13.012 mẫu xét nghiệm, trong đó 13.007 mẫu âm tính, 5 mẫu dương tính.

Cơ quan chức năng đã cách ly toàn bộ thôn Hạ Lôi kể từ ngày 8/4/2020; bố trí 12 chốt, 66 tổ giám sát kiểm soát chặt chẽ người ra vào thôn. Ngoài ra, thành phố Hà Nội tăng cường 15 tổ chống dịch cơ động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội.

Liên quan đến trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 số 262 ở Hạ Lôi, làm việc tại Công ty SamSung, Bắc Ninh, đã rà soát 210 đối tượng tiếp xúc gần (F1) và 1.109 trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2); lấy 277 mẫu xét nghiệm, trong đó có 190 mẫu âm tính, còn lại đang chờ kết quả.

110 trường hợp liên quan đến BN262 tại các tỉnh khác đều cho kết quả xét nghiệm âm tính.

Cập nhật 6h00 ngày 18/4/2020: Không có ca nhiễm mới

Theo bản tin lúc 6h00 ngày 18/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến nay số ca mắc COVID-19 ở nước ta vẫn là 268 ca. Như vậy đây là lần đầu tiên kể từ ngày 7/3, đã 48 giờ trôi qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới

1. Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:

- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;

- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

2. Số ca mắc mới tính từ 18h00 ngày 17/4 đến 6h00 ngày 18/4: 0 ca

Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ ngày 7/3 đến nay, đã 48 giờ trôi qua, Việt Nam không ghi nhận số ca bệnh mắc mới COVID-19 nào.

3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 69.045, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 324;

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.549;

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 57.172.

4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

- Trong ngày 17/4, 21 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Như vậy đến thời điểm này cả nước đã có 198 ca mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh/ xuất viện. Hiện 70 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 12 cơ sở y tế trong cả nước. Có cả bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, bệnh viện dã chiến, bệnh viện chuyên khoa.

- 70 bệnh nhân (66 người Việt Nam và 04 người nước ngoài) đang điều trị tại 12 cơ sở y tế trên cả nước.

- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca.

- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 04 ca.

Tình hình dịch corona tại Việt Nam ngày 18/4, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam ngày 18/4, Tình hình Dịch corona tại việt nam, Vi rút corona, dịch bệnh corona, covid 19
Chiều 17/4/2020, tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 17 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, tất cả là bệnh nhân quốc tịch Việt Nam, nâng tổng số bệnh nhân khỏi bệnh lên 198 người. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Cập nhật 2h00 ngày 18/4: Hơn 18.600 ca tử vong tại Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 18.681 người tại Pháp. Số ca tử vong trong bệnh viện là 11.478 người, tăng 418 ca trong vòng 24 giờ. Số liệu ghi nhận tại các nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội khác lên tới 7.203 trường hợp (tăng 343 ca). 

Tổng cộng có 109.252 bệnh nhân xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 (tăng 405 trường hợp trong 24 giờ), trong đó số người nhập viện là 31.190, tiếp tục giảm 115 ca so với ngày hôm trước. Hiện vẫn còn 6.027 bệnh nhân cần được điều trị đặc biệt, giảm 221 người so với ngày hôm trước và là ngày giảm thứ 7 liên tiếp. Đến nay, có 34.420 bệnh nhân đã hồi phục và ra viện.

Giới chức y tế đảm bảo rằng Pháp có "sức mạnh đáng kể" để tránh làn sóng dịch bệnh thứ hai sau khi lệnh dỡ bỏ lệnh phong tỏa, dự kiến sẽ được Tổng thống Emmanuel Macron công bố vào ngày 11/5.

Nhóm P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm