Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội giảm dần, khó khăn trong thu gom rác thải y tế của F0

19/03/2022 20:24 GMT+7 | Tin tức 24h

(Thethaovanhoa.vn) - Tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ 18 giờ ngày 17/3 đến 18 giờ ngày 18/3/2022, Hà Nội ghi nhận 23.578 ca F0, trong đó có 7.616 ca cộng đồng; 15.962 ca đã cách ly. Bệnh nhân phân bố tại 382 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Cựu F0 hoang mang vì '1 vạch' nhiều ngày nhưng vẫn ho dai dẳng

Cựu F0 hoang mang vì '1 vạch' nhiều ngày nhưng vẫn ho dai dẳng

Ho là một trong những triệu chứng khá phổ biến của hậu Covid-19. Tuy nhiên việc ho quá nhiều, dai dẳng đêm ngày đã khiến nhiều người dù có kết quả xét nghiệm âm tính trở lại vẫn nơm nớp lo ngại.

Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông có 1.471 ca; Hoàng Mai có 1.356 ca; Nam Từ Liêm có 1.259 ca; Mê Linh có 1.227 ca; Sóc Sơn có 1.218 ca...

Cộng dồn số ca mắc COVID - 19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021 đến nay) là 941.208 ca.

Số ca mắc COVID-19 ghi nhận tại Hà Nội mỗi ngày lên tới hàng chục nghìn ca, trong đó có đến 99% số ca F0 điều trị tại nhà, điều này khiến việc thu gom rác thải sinh hoạt cho đối tượng F0 gặp nhiều khó khăn. Nhiều nơi không thể thu gom xuể mà phải gộp chung rác y tế với rác thải sinh hoạt. Nếu không thu dọn kịp rác thải sinh hoạt, lượng rác y tế có lúc tồn đọng lưu cữu.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân phường Nguyễn Du. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Để khắc phục tình trạng trên, UBND thành phố Hà Nội đã có hướng dẫn quy định việc thu gom rác y tế từ các hộ dân do địa phương chịu trách nhiệm. Thông thường, do lực lượng công nhân môi trường không đủ để thu gom, nên việc thu gom rác thải y tế của các hộ gia đình do các tổ COVID-19 của các phường đảm nhiệm, Sau đó, rác y tế được vận chuyển đến các khu y tế, khu thu dung tập trung... Từ đây, công ty môi trường sẽ có trách nhiệm thu gom rồi vận chuyển xử lý theo đúng quy định.

Theo đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trước sự gia tăng F0 như hiện nay, các địa phương cần tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động phòng, chống COVID- 19; đặc biệt là việc thu gom chất thải y tế; đồng thời phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp vệ sinh môi trường để cập nhật phương án thu gom chất thải phát sinh từ các trường hợp F0 điều trị tại nhà.

Tuyết Mai/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm