Nghiên cứu mới chỉ ra hiệu quả phòng bệnh giảm dần của vaccine Pfizer

25/11/2021 12:47 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 25/11, Tạp chí y học Anh đã đăng tải kết quả nghiên cứu mới nhất về hiệu quả phòng bệnh COVID-19 giảm dần của vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất.

Vụ tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 tại Thanh Hoá: Bộ Y tế cử Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu chi viện

Vụ tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 tại Thanh Hoá: Bộ Y tế cử Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu chi viện

Ngày 25/11, Bộ Y tế đã có công văn hoả tốc 1002/BYT-KCB gửi Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện Bạch Mai về việc tăng cường cấp cứu, điều trị các trường hợp sự cố tiêm chủng vaccine.

Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Cơ quan y tế Leumit của Israel và Viện Y tế quốc gia (NIH) của Mỹ phối hợp thực hiện với sự tham gia của hơn 80.000 người tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 90 ngày tiêm mũi thứ 2, nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 ở người tiêm cao gấp 2 lần và tỷ lệ này tiếp tục gia tăng trong 6 tháng sau tiêm.

Theo dõi sổ sức khỏe điện tử của 80.057 người đã tiêm chủng vaccine của Pfizer  và không có tiền sử mắc COVID-19 tại Israel, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có 7.973 người, tương ứng 9,3% có kết quả dương tính với COVID-19.

vaccine Pfizer, Hiệu quả phòng bệnh giảm dần của vaccine Pfizer, Covid hôm nay, covid 19 hôm nay, Nghiên cứu mới chỉ ra hiệu quả phòng bệnh giảm dần của vaccine Pfizer

Ở nhóm người tiêm mũi 2 sau 21 đến 89 ngày, số người dương tính với SARS-CoV-2 chỉ chiếm 1,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã tăng lên 2,4% ở nhóm người tiêm mũi 2 sau 90 đến 119 ngày; 4,6% ở nhóm người tiêm mũi 2 sau 120 đến 149 ngày; 10,3% ở người tiêm mũi 2 sau 150 đến 179 ngày và 18,5% ở người tiêm mũi 2 sau 180 ngày hoặc hơn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể có yếu tố khác tác động đến nguy cơ mắc COVID-19 ở người đã tiêm 2 mũi cũng như tỷ lệ dương tính ở nhóm người này như biến thể của virus gây lây nhiễm và môi trường có nguy cơ cao hay thấp.

Kết quả này củng cố thêm bằng chứng cho thấy cần tiêm mũi tăng cường để duy trì khả năng bảo vệ trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2.

Israel là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai chương trình tiêm chủng sử dụng vaccine của Pfizer vào tháng 12/2020 và không lâu sau đó là Mỹ. Đến tháng 9, làn sóng lây nhiễm SARS-CoV-2 bùng phát trở lại tại Israel và đến nay là Mỹ.

Tuần trước, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã thông qua quyết định cấp phép tiêm mũi tăng cường vaccine của Pfizer cho người trên 18 tuổi sau 6 tháng tiêm mũi 2. Cơ quan này cũng đã cho phép người dân lựa chọn vaccine của Pfizer làm mũi tăng cường sau khi đã hoàn thành tiêm 2 mũi của Moderna hay 1 mũi của Johnson & Johnson.

Lan Phương - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm