Dịch Covid-19: Tiêm hơn 1,6 triệu liều vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

05/05/2022 18:30 GMT+7 | Tin tức 24h

Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 4/5 đến 16 giờ ngày 5/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.305 ca mắc mới trong nước (tăng 1.217 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 3.616 ca trong cộng đồng).

Số ca mắc mới Covid-19 tăng nhẹ

Số ca mắc mới Covid-19 tăng nhẹ

Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 3/5 đến 16 giờ ngày 4/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.088 ca mắc mới trong nước (tăng 379 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 2.105 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (684 ca), Phú Thọ (439 ca), Vĩnh Phúc (273 ca), Bắc Ninh (230 ca), Bắc Kạn (161 ca), Tuyên Quang, Quảng Ninh (mỗi tỉnh 137 ca), Bắc Giang (130 ca), Nghệ An (117 ca), Nam Định (109 ca), Yên Bái (108 ca), Hải Dương (106 ca), Lào Cai (98 ca), Lâm Đồng, Đà Nẵng (mỗi tỉnh 87 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (82 ca), Quảng Bình (81 ca), Sơn La (79 ca), Ninh Bình (78 ca), Hà Giang (75 ca), Thái Bình (71 ca), Bến Tre (70 ca), Hòa Bình (64 ca), Cao Bằng (62 ca), Hưng Yên (57 ca), Thái Nguyên (53 ca), Quảng Trị (50 ca), Hà Nam (46 ca), Lai Châu (44 ca), Tây Ninh, Gia Lai (mỗi tỉnh 43 ca), Hà Tĩnh (42 ca), Lạng Sơn (41 ca), Đắk Nông (38 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng (mỗi tỉnh 35 ca), Điện Biên (31 ca), Bình Phước (28 ca), Quảng Ngãi (21 ca), Cà Mau (18 ca), Thanh Hóa (17 ca), Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Vĩnh Long (mỗi tỉnh 13 ca), Quảng Nam (11 ca), Long An (10 ca), Khánh Hòa (9 ca), Bình Thuận (7 ca), Bình Định (6 ca), Kiên Giang (5 ca), An Giang (4 ca), Phú Yên, Bạc Liêu (mỗi tỉnh 2 ca), Đồng Nai, Trà Vinh, Cần Thơ (mỗi tỉnh 1 ca).

Chú thích ảnh

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (21 ca), Quảng Ngãi (17 ca), Bình Dương (16 ca). Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (230 ca), Phú Thọ (171 ca), Bắc Giang (105 ca). Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 4.017 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.666.751 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.804 ca mắc). Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 10.659.001 ca, trong đó có 9.311.603 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.589.790 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (608.613 ca), Nghệ An (482.205 ca), Bắc Giang (385.459 ca), Bình Dương (383.478 ca). Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 5.084 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.314.420 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 480 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 380 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 50 ca; Thở máy không xâm lấn: 11 ca; Thở máy xâm lấn: 37 ca; ECMO: 2 ca.

Số bệnh nhân tử vong trong ngày là 2 ca tại Hà Nam, Bạc Liêu. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 2 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.049 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca mắc. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Chú thích ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em ở Nam Định. Ảnh: TTXVN phát

Trong ngày 4/5 có 137.273 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 215.159.324 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.163.223 liều: Mũi 1 là 71.460.262 liều; Mũi 2 là 68.647.631 liều; Mũi 3 là 1.505.953 liều; Mũi bổ sung là 15.310.143 liều; Mũi nhắc lại là 39.239.234 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.378.299 liều: Mũi 1 là 8.908.529 liều; Mũi 2 là 8.469.770 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.617.802 liều (mũi 1).

* Liên quan đến công tác phòng, chống dịch, mới đây Bộ Y tế đã có công văn xin ý kiến thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, UBND 63 tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan về Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023.

Theo đó, Bộ Y tế đưa ra 2 tình huống gồm:

Tình huống thứ nhất: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa. Tuy nhiên, do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong giảm dần dẫn đến các ổ dịch không còn nghiêm trọng như trước hoặc xuất hiện biến chủng mới của SARS-CoV-2 nhưng ít nghiêm trọng hơn.

Chú thích ảnh
Phục hồi du lịch hậu Covid-19, Đà Nẵng bắt đầu đón khách du lịch Hàn Quốc trở lại. Ảnh: TTXVN phát

Tình huống thứ hai: Xuất hiện biến chủng mới của SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.

Đồng thời Bộ Y tế cũng đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, rà soát các quy định pháp luật và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm