Cập nhật tình hình Nga - Ukraine ngày 27/2: Nga và Ukraine đàm phán 'vô điều kiện'

27/02/2022 22:59 GMT+7 | Tin tức 24h

(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về những diễn biến trong quan hệ Nga-Ukraine. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.

Pháp chặn một tàu chở hàng đến Nga

Pháp chặn một tàu chở hàng đến Nga

Theo hãng tin AFP, giới chức Pháp ngày 26/2 thông báo lực lượng chức năng nước này đã chặn một tàu hàng ở Eo biển Manche đang trên đường đến Nga, sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt trừng phạt Nga liên quan vấn đề Ukraine.

 

Đọc thêm các thông tin về tình hình Nga - Ukraine TẠI ĐÂY

 

Nga và Ukraine đàm phán "vô điều kiện"

Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngày 27/2 đã xác nhận thông tin giới chức nước này và Nga sẽ tiến hành đàm phán “vô điều kiện” tại Belarus. Truyền thông nước này cho biết, dẫn đầu đoàn đàm phán là Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine.

Thông báo nêu rõ: “Chúng tôi nhất trí rằng phái đoàn đàm phán của Ukraine sẽ gặp phái đoàn Nga vô điều kiện ở khu vực biên giới Ukraine và Belarus, gần sống Pripyat”. Theo thông báo, cuộc đàm phán là kết quả cuộc điện đàm giữa ông và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko.

Theo truyền thông Ukraine, dẫn đầu phái đoàn của Ukraine sẽ là Thứ trưởng Ngoại giao Mykola Tochytskyi. Hiện phái đoàn Ukraine đã lên đường đến nơi đàm phán.  

Trước đó, Điện Kremlin cũng đã xác nhận Ukraine đã đồng ý đàm phán tại khu vực biên giới Belarus.

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP/TTXVN

Ukraine đồng ý đàm phán với Nga ở biên giới Belarus

Theo trưởng đoàn đàm phán của Nga, phía Ukraine đã đồng ý đàm phán với phía Nga tại Belarus.   

Hãng tin Sputnik dẫn lời ông Vladimir Medinsky cho biết phát đoàn của Nga đã lên đường đến vùng Gomel ở biên giới giữa Ukraine và Belarus để tiến hành đàm phán.     

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết phái đoàn Nga đã sẵn sàng đàm phán và đang đợi phái đoàn của Ukraine đến nơi.

tình hình Ukraine, quan hệ Nga Ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Ông Vladimir Medinsky (trái), trưởng phái đoàn đàm phán Nga và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AP/TTXVN

Theo ông Peskov, Ukraine đã đồng ý đàm phán sau khi Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko có cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky.

Sau đó, ông Lukashenko đã liên lạc với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đề nghị phái đoàn Nga tiếp tục đợi do phía Ukraine phát đi tín hiệu sẽ tới Gomel tham gia đàm phán.   

Trong khi đó, kênh điện tín Belpresscenter của Belarus dẫn lời một quan chức nước này cho biết phái đoàn Ukraine đã lên đường tới thành phố Gomel của Belarus để đàm phán với Nga.

Tổng thống Putin chỉ thị đặt lực lượng răn đe trong trạng thái báo động cao

Đài RT của Nga ngày 27/2 đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho các “lực lượng răn đe” của nước này đặt trong trạng thái báo động ở mức cao nhất.   

Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Putin nêu rõ: “Tôi ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng  Tư lệnh quân đội Nga đặt các lực lượng răn đe trong trạng thái chiến đấu đặc biệt”, trong đó có lực lượng răn đe hạt nhân. Theo ông Putin, quyết định được đưa ra do  bối cảnh các nước phương Tây có những bước đi “không thiện chí” nhằm vào Moskva.   

Tuyên bố của Tổng thống Putin được đưa ra trong bối cảnh một loạt nước châu Âu ngày 27/2 quyết định đóng cửa không phận với máy bay và các hãng hàng không Nga. Các nước trong Liên minh châu Âu (EU) cũng dự kiến thông qua gói biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, đồng thời bàn về việc hỗ trợ vũ khí và nhiên liệu cho Ukraine.

tình hình Ukraine, quan hệ Nga Ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước cả nước từ Điện Kremlin ở Moskva, ngày 21/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nhà lãnh đạo Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cùng ngày cũng tuyên bố, các đồng minh phương Tây đã quyết định loại "một số ngân hàng của Nga" khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Ngoài ra, tuyên bố còn cho biết, một lực lượng chuyên trách xuyên Đại Tây Dương sẽ sớm được đưa vào hoạt động để điều phối các biện pháp trừng phạt Nga.         

Trước đó, văn phòng công tố nhà nước LB Nga ngày 27/2 tuyên bố bất kỳ ai cung cấp tài chính hoặc hỗ trợ khác cho nhà nước hoặc tổ chức quốc tế nước ngoài nhằm chống lại an ninh của Nga đều có thể bị kết tội phản quốc, đối mặt với án tù tối đa là 20 năm. Cơ quan trên nêu rõ: “Hành động thực tế cung cấp tài chính hoặc hỗ trợ khác chống lại an ninh của Nga sẽ bị xem xét về mặt pháp lý”. Tuyên bố được đưa ra vào ngày thứ tư Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine.   

Về phía Ukraine, ngày 27/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố nước này đã gửi đơn kiện Nga lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Trong khi đó, lãnh đạo thành phố Kharkov ở Đông Bắc nước này ngày 27/2 tuyên bố, Ukraine hiện vẫn kiểm soát hoàn toàn thành phố lớn thứ hai nước này.

Nga đặt thời hạn nhận phản hồi của Ukraine về việc đàm phán   

Phái đoàn đàm phán của Nga với Ukraine cho biết đã đặt thời hạn 15h00’ (theo giờ Minsk, tức 19h00’ theo giờ Việt Nam) để Kiev đưa ra phản hồi về việc có đến Gomel đàm phán hay không. Hiện phái đoàn này đang có mặt tại Đại sứ quán Nga tại Minsk (Belarus).       

Phát biểu với báo giới, Trưởng phái đoàn đàm phán của Nga Vladimir Medinsky khẳng định ngay sau khi nhận được phản hồi, phái đoàn Nga sẽ đi gặp phía Ukraine, đồng thời nêu rõ quan điểm của Moskva là ủng hộ hòa bình. Trong trường hợp Ukraine từ chối đàm phán, nước này “sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thương vong nào”.   

Trong khi đó, qua mạng Telegram, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết đã có cuộc trao đổi với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

tình hình Ukraine, quan hệ Nga Ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Ông Vladimir Medinsky, Trưởng phái đoàn của Nga trong cuộc đàm phán với Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước đó, ông Zelensky từ chối việc tổ chức đàm phán với Nga tại Belarus, đồng thời đề xuất một số địa điểm thay thế trong đó có Budapest và Vácsava. Tuyên bố trên được ông Zelensky đưa ra đoạn video được đăng trên trang mạng Telegram của ông, không lâu sau khi Điện Kremlin thông báo phái đoàn của Nga đã đến Belarus và sẵn sàng bắt đầu đàm phán với Ukraine tại thành phố Gomel. 

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko, việc Kiev không muốn tham dự các cuộc đàm phán tại thành phố Gomel của Belarus cho thấy “nước này không có mong muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình”.

Nga tái khẳng định không nhằm vào các mục tiêu dân sự tại Ukraine

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga ngày 27/2 khẳng định chiến dịch tấn công của các lực lượng nước này chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự, không gây tổn hại cho các cơ sở hạ tầng dân sự và xã hội tại Ukraine.       

Hãng tin Sputnik dẫn lời ông Igor Konashenkov cho biết kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine, các lực lượng Nga đã tiêu diệt 975 mục tiêu cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine. Ông Konashenkov tái khẳng định rằng quân đội Nga đã dùng mọi biện pháp để bảo đảm an toàn của dân thường.        

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần khẳng định chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự, và Moskva hoàn toàn không có ý định chiếm đóng Ukraine.     

Cũng theo ông Konashenkov, trong 24 giờ qua, các lực lượng của Nga đã phong tỏa hoàn toàn hai thành phố Kherson và Berdyansk ở phía Nam Ukraine. Ông cho biết thêm, tổng cộng 471 quân nhân Ukraine đã bị bắt giữ sẽ được trả tự do sau khi hoàn thành một số thủ tục giấy tờ.        

Chú thích ảnh
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov. Ảnh: AFP/TTXVN

Ukraine cho biết quân đội vẫn kiểm soát Kiev

Về phía Ukraine, chính quyền thủ đô Kiev thông báo, tính đến sáng 27/2 (theo giờ địa phương) thành phố này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Ukraine. Quan chức chính quyền thủ đô Kiev, ông Mykola Povoroznyk, nêu rõ: "Tình hình ở Kiev hiện yên tĩnh, thủ đô hoàn toàn do quân đội và lực lượng quốc phòng Ukraine kiểm soát".       

Theo hãng thông tấn Ukrinform, lệnh giới nghiêm được thực hiện ở đây cho đến 8 giờ sáng (tức 13h theo giờ Việt Nam) ngày 28/2. Hoạt động di chuyển của các phương tiện cá nhân không có thẻ đặc biệt đều bị cấm trong thời gian này.         

Cùng ngày, Cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Oleksiy Arestovych, cũng cho hay tình hình ở Ukraine không có gì thay đổi đáng kể, với việc nước này đang kiểm soát vùng lãnh thổ phía Tây Kiev.

tình hình Ukraine, quan hệ Nga Ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Binh sĩ Ukraine chốt chặn trên một tuyến phố ở thủ đô Kiev ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ukraine từ chối đàm phán với Nga tại Belarus

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 27/2 từ chối việc tổ chức đàm phán với Nga tại Belarus, đồng thời đề xuất một số địa điểm thay thế trong đó có Budapest và Vacsava.        

Tuyên bố trên được ông Zelensky đưa ra đoạn video được đăng trên trang mạng Telegram của ông, không lâu sau khi Điện Kremlin thông báo phái đoàn của Nga đã đến Belarus và sẵn sàng bắt đầu đàm phán với Ukraine tại thành phố Gomel.        

Tổng thống Zelensky nêu rõ: “ Chúng tôi không đồng ý với địa điểm Minsk. Hai bên có thể gặp nhau ở các thành phố khác. Tất nhiên chúng tôi muốn hòa bình, chúng tôi muốn đối thoại và chấm dứt giao tranh. Chúng tôi đã đề xuất những địa điểm như Vacsava, Bratislava, Budapest, Istanbul, Baku”.        

tình hình Ukraine, quan hệ Nga Ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Kiev ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Hãng RIA đưa tin, sau thông báo của ông Zelensky, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã kêu gọi Kiev ngồi vào bàn đàm phán và thương lượng với Nga để Ukraine không đánh mất vị thế nhà nước của mình.       

Theo thông báo trước đó của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, phái đoàn của Nga đã đến Belarus gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và các cơ quan chính phủ khác.       

Trong diễn biến liên quan, ngày 27/2, Phần Lan tuyên bố đóng cửa không phận với máy bay Nga. Phần Lan là quốc gia có chung đường biên giới dài 1.300 km với Nga. Về phần mình, Cơ quan giao thông hàng không Liên bang Nga cùng ngày thông báo đã đóng cửa không phận đối với máy bay từ các nước Latvia, Estonia, Litva và Slovenia, bao gồm cả các chuyến bay quá cảnh. Đây là những nước trước đó đã áp đặt hạn chế bay đối với các hãng hàng không của Nga.

Tiền điện tử cuốn theo vòng xoáy căng thẳng Nga – Ukraine

Theo giới quan sát, những diễn biến địa chính trị căng thẳng gần đây đã khiến nhiều người dân Ukraine chuyển sang sử dụng tiền điện tử và tạo điều kiện cho các nỗ lực gây quỹ trên toàn cầu, mặc dù chúng thông qua một hệ thống phi tập trung thiếu minh bạch.

Khi lo lắng về căng thẳng Nga – Ukraine gia tăng, người dân nước này đã mua vào stablecoin, loại tiền điện tử được “neo” theo giá trị của đồng USD, song thường bị các nhà quản lý phương Tây chỉ trích vì sự thiếu minh bạch của chúng.

Trong bối cảnh như vậy, ông Mike Chobanian, người sở hữu sàn giao dịch tiền điện tử Kuna cho biết nền tảng của ông đã ghi nhận hoạt động kinh doanh gia tăng ổn định từ các tài khoản Ukraine trong những tuần gần đây.  Ông Chobanian cho hay người dân đang coi đồng stablecoin USDT "neo" theo đồng USD như một kênh “trú ẩn an toàn” giữa thời buổi khủng hoảng.

tình hình Ukraine, quan hệ Nga Ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Stablecoin USDT, loại tiền điện tử được “neo” theo giá trị của đồng USD

Song hoạt động giao dịch ngày càng trở nên khó khăn kể từ khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang. Chính phủ Ukraine ngày 25/) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đồng ruble, buộc các nền tảng giao dịch tiền điện tử phải tạm dừng việc hoán đổi các loại tiền này với đồng nội tệ của Nga.

Giữa bối cảnh như vậy, một số người dùng tiền điện tử đã tung ra các đợt gây quỹ mà theo họ là để hỗ trợ Ukraine và các nỗ lực cứu trợ địa phương.

Công ty nghiên cứu thị trường tiền điện tử Elliptic cho biết chỉ riêng ví gây quỹ cho tổ chức "Come Back Alive" đã nhận lượng tiền điện tử trị giá hơn 4 triệu USD chỉ trong vòng hai ngày.

Tuy nhiên, Chính phủ Ukraine không chia sẻ sự nhiệt tình đó. Trên trang truyền thông UkraineNOW, Bộ Quốc phòng nước này kêu gọi mọi hoạt động quyên góp nên thực hiện qua chuyển khoản ngân hàng, nêu rõ rằng luật pháp quốc gia không cho phép Bộ sử dụng các hệ thống thanh toán khác như Webmoney, bitcoin, hay PayPal.

tình hình Ukraine, quan hệ Nga Ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Theo giới quan sát, những diễn biến địa chính trị căng thẳng gần đây đã khiến nhiều người dân Ukraine chuyển sang sử dụng tiền điện tử

Giới quan sát cũng lưu ý rằng mạng lưới phi tập trung ngoài việc giúp tiền điện tử trở nên hấp dẫn đối với người dân Ukraine còn có thể mang lại lợi ích cho Nga.

Trong số các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đưa ra, việc loại Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT là một lựa chọn đang thu hút nhiều sự chú ý. Song với hệ thống tài chính phi tập trung của tiền điện tử, ngành ngân hàng và các thể chế tài chính Nga có thể vượt qua lệnh trừng phạt như vậy.

Dù vậy, một số chuyên gia cho biết giống với hệ thống tài chính truyền thống, hệ sinh thái tiền điện tử vẫn có thể xác định các giao dịch từ các thực thể bị áp lệnh trừng phạt thông qua phân tích dữ liệu từ các blockchain - sổ cái điện tử nơi tất cả các giao dịch tiền điện tử được ghi lại.

Nga bác tin Bộ Quốc phòng bị tấn công mạng

Ngày 26/2, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ thông tin cho rằng trang chủ của bộ này bị tấn công mạng.      

Hãng thông tấn TASS dẫn thông báo trên trang chủ bộ trên cho biết thông tin lan truyền trên mạng xã hội rằng nhóm Anonymоus đã tấn công trang chủ của Bộ Quốc phòng Nga và lấy được thông tin cá nhân của binh sĩ là tin giả mạo. 

Bộ trên khẳng định tất cả các thiết bị phần cứng và mềm liên quan đến hệ thống máy chủ của Bộ Quốc phòng Nga vẫn hoạt động bình thường, cũng như cho biết hệ thống này không lưu trữ dữ liệu cá nhân của các binh sĩ hay nhân viên bộ.   

tình hình Ukraine, quan hệ Nga Ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Binh sĩ Nga tại Moskva. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Trong khi đó, hãng Reuters đưa tin trang chủ của Điện Kremlin với đường dẫn kremlin.ru đã không thể truy cập được sau khi có thông tin cho rằng trang web của một số cơ quan Chính phủ Nga đã phải hứng chịu sự cố tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).   

Sự cố trên diễn ra trong bối cảnh Phó Thủ tướng Ukraine cho biết nước này đã triển khai chiến dịch công nghệ thông tin chống lại Nga trên mặt trận an ninh mạng .

Slovakia ban bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến tình hình Ukraine

Theo Hãng thông tấn Séc (ČTK), Chính phủ Slovakia đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước từ trưa 26/2 (giờ địa phương), liên quan đến dòng người di tản khỏi các cuộc giao tranh ở Ukraine. Thủ tướng Slovakia Eduard Heger khẳng định việc này không gây tác động đối với người dân Slovakia.    

Phóng viên TTXVN tại Đông Âu dẫn nguồn tin trên cho biết mục đích của việc ban bố tình trạng khẩn cấp là tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn và giảm thiểu hậu quả liên quan đến dòng người nước ngoài ồ ạt vào Cộng hòa Slovakia.    

Chính phủ đã trao quyền cho Thủ tướng Heger và Bộ trưởng Nội vụ Roman Mikulec điều hành các hoạt động cứu hộ và những việc liên quan. Các thành viên của chính phủ và người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước trung ương phải thực hiện các biện pháp bảo vệ người dân và các biện pháp giải quyết khủng hoảng.    

Tình hình Ukraine, Quan hệ Nga Ukraine, Căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Binh sĩ Slovakia xách hành lý giúp người tị nạn Ukraine tại thành phố Vysne Nemecke ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Cảnh sát Slovakia hôm nay thông báo đã xử lý 10.526 lượt nhập cảnh vào biên giới phía Đông trong 24 giờ qua, thời gian chờ đợi tại các cửa khẩu biên giới hiện nay từ 8 đến 10 giờ và chưa có sự gia tăng số lượng người vượt biên trái phép.  Bộ trưởng Mikulec cho biết những người qua biên giới thành từng nhóm nhỏ không phải từ vùng chiến sự, mục đích đến với người thân ở Slovakia hoặc các nước khác và không yêu cầu hỗ trợ.   

Slovakia dự kiến bắt đầu cấp quyền cư trú cho những người tị nạn từ Ukraine ngay tại biên giới vào tuần tới, nếu họ muốn ở lại. Người dân Slovakia đang dựng nhà trọ tạm thời ở làng Ubľa, thuộc Vùng Prešov trên biên giới Đông Bắc Slovakia) để giúp đỡ những người tị nạn từ Ukraine. Một quan chức địa phương nói rõ những người tị nạn chủ yếu muốn đến Cộng hòa Séc.     

tình hình Ukraine, quan hệ Nga Ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Người tị nạn Ukraine sang tới Ubla, miền Đông Slovakia ngày 25/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo ước tính của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến hơn 120.000 người phải sang các nước láng giềng trong tuần này. Những người này thường đến Ba Lan, một số đến Moldova, Romania, Hungary và Slovakia.   

Cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, trong đó ông khẳng định tổ chức đa phương này sẽ "tăng cường viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine”.    

Theo một phát ngôn viên LHQ, dự kiến ngày 1/3 tới, LHQ sẽ phát động kêu gọi quyên góp viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Trước đó ngày 25/2, quan chức phụ trách cứu trợ của LHQ Martin Griffiths cho rằng cần khoảng 1 tỷ USD để tiến hành các hoạt động cứu trợ cho Ukraine trong vòng 3 tháng tới.

YouTube chặn chức năng kiếm tiền của kênh truyền thông nhà nước Nga

Hãng chia sẻ video YouTube, công ty con của tập đoàn công nghệ khổng lồ Google (Mỹ), ngày 26/2 thông báo chặn chức năng kiếm tiền đối với một loạt kênh truyền thông Nga, trong đó có kênh truyền thông nhà nước RT, sau khi một tập đoàn công nghệ Mỹ khác Meta Platforms Inc, công ty mẹ của Facebook, cũng hành động tương tự.

Tuyên bố của YouTube nêu rõ: “Xuất phát từ tình hình đặc biệt bất thường tại Ukraine…, chúng tôi đang tạm dừng tính năng kiếm tiền trên YouTube đối với một số kênh của Nga liên quan đến các lệnh trừng phạt gần đây”.

Tình hình Ukraine, Quan hệ Nga Ukraine, Căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Toà chung cư bị phá huỷ ở Koshytsa, ngoại ô thủ đô Kiev, trong chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, ngày 25/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Dòng người tị nạn từ Ukraine tiếp tục đổ về biên giới các nước EU

Thứ trưởng Nội vụ Ba Lan Pawel Szefernaker ngày 26/2/2022 cho biết khoảng 100.000 người đã vượt biên giới từ Ukraine sang Ba Lan kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hai ngày trước.

Tại thành phố Medyka ở miền Nam Ba Lan, cách thành phố Lviv của Ukraine khoảng 85 km, hàng nghìn người Ukraine đang chờ đợi xin quy chế tị nạn. Tại thị trấn biên giới Ubla của Slovakia, nhà chức trách đã tiếp nhận những người tị nạn từ Ukraine và đưa họ đến một cơ sở ở địa phương, cung cấp giường gấp, nệm và bánh mì.

Trong khi đó, Bulgaria điều 4 xe buýt đến thủ đô Kiev để sơ tán cộng đồng 250.000 người Bulgaria đang sinh sống ở Ukraine.

Tình hình Ukraine, Quan hệ Nga Ukraine, Căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Người dân Ukraine vượt biên sang Hungary để tránh xung đột, ngày 25/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

HĐBA biểu quyết triệu tập phiên họp đặc biệt Đại hội đồng LHQ

Các nguồn tin ngoại giao cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) dự kiến triệu tập một cuộc họp vào chiều 27/2 theo giờ địa phương để biểu quyết về một nghị quyết kêu gọi tiến hành phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ về hành động quân sự của Nga ở Ukraine.

Theo quy định, nghị quyết sẽ chỉ cần nhận được sự ủng hộ của 9 trong tổng số 15 nước ủy viên HĐBA để được thông qua và không quốc gia ủy viên thường trực nào được phép phủ quyết việc triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng. Dự kiến cuộc họp HĐBA sẽ diễn ra vào 3h chiều 27/2, theo yêu cầu của Mỹ và Albania. 

Tình hình Ukraine, Quan hệ Nga Ukraine, Căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Quang cảnh phiên họp HĐBA LHQ ở New York, Mỹ ngày 23/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Nếu nghị quyết đề xuất được HĐBA thông qua, theo quy định, phiên họp Đại hội đồng LHQ sẽ phải được tổ chức trong vòng 24 giờ. Theo các nguồn tin ngoại giao, Đại hội đồng LHQ dự kiến sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết về vấn đề Ukraine sau phiên họp đặc biệt. Các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ không mang tính ràng buộc. 

Cũng do tình hình tại Ukraine, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã hủy chuyến đi đến Geneva (Thụy Sĩ) để phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền LHQ trong ngày 28/2 và ở lại New York.

Tình hình Ukraine, Quan hệ Nga Ukraine, Căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Người dân chờ tàu tới Ba Lan tại nhà ga thành phố Lviv, Ukraine ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Đức và cùng nhiều nước EU đóng không phận với Nga

Truyền thông Đức đưa tin chính phủ nước này thông báo sẽ đóng không phận với máy bay dân sư Nga, trong bối cảnh các quốc gia vùng Baltic cùng một số nước khác cũng đã có động thái tương tự.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ Giao thông vận tải Đức tối 26/2 thông báo Bộ trưởng Giao thông vận tải nước này Volker Wissing đã chỉ thị chuẩn bị sẵn sàng để đóng không phận Đức với máy bay Nga. Trong khi đó, có dấu hiệu cho thấy máy bay Đức cũng không còn được phép bay trong không phận Nga. 

Hiện đã có ít nhất 2 máy bay của hãng Lufthansa phải bay trở lại, trong khi Lufthansa tuyên bố muốn tránh không phận Nga trong 7 ngày tới. Thông báo của Lufthansa nêu rõ hãng không thể sử dụng không phận Nga do "tình hình hiện tại và những điều chỉnh mới".

Tình hình Ukraine, Quan hệ Nga Ukraine, Căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Người dân mang theo hành lý di chuyển gần nhà ga ở thủ đô Kiev, Ukraine ngày 24/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo đó, các chuyến bay tới Nga sẽ bị đình chỉ trong thời gian này và những máy bay hiện đang trong không phận Nga sẽ nhanh chóng rời khỏi Nga. Lufthansa sẽ tiếp tục theo dõi sát sao tình hình và liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước và quốc tế, nhấn mạnh rằng "sự an toàn của hành khách và thành viên phi hành đoàn luôn là ưu tiên hàng đầu". 

Trước đó, hãng hàng không KLM, công ty con tại Hà Lan thuộc tập đoàn Air France-KLM, cũng thông báo tạm dừng tất cả các chuyến bay đến Nga trong 7 ngày. Động thái này được cho là phù hợp với các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Nga. 

Tờ Spiegel cũng đưa tin các quốc gia vùng Baltic là Estonia, Latvia và Litva cũng sẽ đóng không phận với máy bay Nga. Lệnh cấm sẽ được áp dụng đồng thời và vô thời hạn với những máy bay được vận hành bởi các hãng hàng không có giấy phép do Nga cấp, ngoại trừ các chuyến bay phải hạ cánh khẩn cấp hoặc chuyến bay nhân đạo. Trước đó, Ba Lan, CH Séc và Bulgaria cũng đã đóng không phận với máy bay Nga. Một nhà ngoại giao EU nói với hãng tin Đức DPA rằng các nước EU khác dường như cũng sẽ đóng cửa không phận đối với máy bay Nga.

Trong động thái đáp trả, Cơ quan vận tải hàng không Liên bang Nga Rosaviation thông báo Nga sẽ đóng không phận với các chuyến bay của các hãng hàng không của Latvia, Litva, Estonia, và Slovenia và/hoặc đăng ký tại các nước này từ ngày 27/2, kể cả các chuyến bay quá cảnh.

Tình hình Ukraine, Quan hệ Nga Ukraine, Căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Các phương tiện rời thủ đô Kiev, Ukraine hướng về về các khu vực phía Tây nước này, ngày 24/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nước phương Tây nhất trí đưa Nga ra khỏi hệ thống SWIFT

Người phát ngôn chính phủ Đức ngày 26/2 cho biết nước này và các đồng minh phương Tây đã nhất trí đưa Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, trong gói các biện pháp trừng phạt thứ ba nhằm vào Moskva liên quan đến chiến dịch quân sự hiện nay ở Ukraine.

Theo người phát ngôn chính phủ Đức, biện pháp trừng phạt mới, với sự nhất trí của Mỹ, Pháp,. Canada, Italy, Anh và Ủy ban châu Âu, cũng bao gồm việc hạn chế khả năng hỗ trợ đồng rouble của ngân hàng trung ương Nga.

Tình hình Ukraine, Quan hệ Nga Ukraine, Căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Biểu tượng hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Ảnh: Russia Bussiness Today/TTXVN

Bên cạnh đó, những cá nhân và thể chế tại Nga và các nước khác ủng hộ Moskva trong cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine cũng sẽ bị nhắm mục tiêu.

Người phát ngôn chính phủ Đức khẳng định các nước phương Tây đã nhấn mạnh sẵn sàng thực hiện thêm các biện pháp trừng phạt nếu Nga không dừng hành động quân sự ở Ukraine để từ đó vãn hồi trật tự hòa bình châu Âu.

Tình hình Ukraine, Quan hệ Nga Ukraine, Căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quốc phòng nga, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Người dân sơ tán lánh nạn tại nhà ga tàu điện ngầm ở Kiev, Ukraine ngày 25/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Nga nối lại chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine

Hãng thông tấn RIA ngày 26/2 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tất cả các đơn vị của nước này tại Ukraine đã nhận được lệnh nối lại chiến dịch quân sự đặc biệt từ mọi hướng sau khi tạm dừng hôm 25/2.

Bộ Quốc phòng Nga giải thích rằng việc tạm dừng được thực hiện để chuẩn bị cho khả năng đàm phán giữa Moskva và Kiev, nhưng hoạt động quân sự được nối lại sau khi phía Ukraine từ chối đàm phán.

Chú thích ảnh
Binh sĩ Ukraine tại khu vực giao tranh với lực lượng Nga ở thủ đô Kiev, ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, phía Ukraine cùng ngày đã bác bỏ các thông tin cho rằng nước này từ chối đàm phán ngừng bắn với Nga, nhưng khẳng định Kiev không sẵn sàng chấp nhận các điều kiện của Moskva.

Trong khi đó, giới chức quốc phòng Mỹ, Anh cho rằng đà tấn công của Nga chậm lại do những khó khăn về hậu cần và vấp phải sự kháng cự của các lực lượng Ukraine.

Một cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, ông Vadym Denysenko nói rằng, các binh sĩ Nga đang tiến gần tới nhà máy điện hạt nhân tại thành phố Zaporizhzhia ở Đông Nam Ukraine .

Nga hiện đã giành quyền kiểm soát đối với nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nằm cách thủ đô Kiev của Ukraine khoảng 100 km về phía Bắc.

PV/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm