Ca sĩ 'Trà đá vỉa hè' Đinh Mạnh Ninh: Sẽ có nét văn hoá đường phố mới

18/03/2017 15:08 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - “Thực tế trà đá vỉa hè đã trở thành một nét văn hoá của người Hà Nội, dường như những quán vỉa hè không đơn thuần chỉ là những quán bán nước nữa, nó đại diện cho một thói quen một văn hoá mà mỗi người Việt khi đặt chân đến mảnh đất Hà Thành đều ít nhất một lần ghé thăm”.

"Cho tôi xin một ly trà đá/ Góc phố nơi tôi hay về qua/ Cho tôi quên tạm những vội vã/ Nghe anh em chuyện đời vui buồn”…

Đâu đó có chàng trai vẫn ngân nga đôi câu ca trong bài “Hà Nội đà trá vỉa hè” của ca sĩ Đinh Mạnh Ninh, trà đá vỉa hè vốn là một nét riêng của người Hà Nội, và có lẽ người ta cũng chỉ cảm nhận được đầy đủ cảm xúc của phố phường khi vô tình hay cố ý ngồi ở một góc phố nào đó với đôi cái ghế nhỏ, đôi cái kẹo hay đơn giản chỉ là một ấm nước với vài cái ly nơi đất Hà Thành. 

Tuy nhiên, Thống kê cho thấy ở các quận trung tâm của Hà Nội có hàng vạn quán trà đà đá vỉa hè, điều này đã vô tình gây lấn chiếm vỉa hè lòng đường một cách thái quá. 


Búa và khoan dành lại vỉa hè trong suốt tuần qua tại Hà Nội
Dân văn phòng tìm quán trà đá toát mồ hôi

Trước đây, giờ nghỉ trưa, sau bữa cơm đâu đấy những người làm văn phòng thường lân la một nhóm hay một mình ở một quán trà đá nào đó, dường như điều này đã trở thành thói quen của rất nhiều người, chính vì thế mà những cô chủ trà đá cũng quen mặt đặt tên luôn cho những nhân vật thường lui tới quán này. 

Người ta vào quán đôi khi cũng không phải vì mục đích uống nước mà để kiếm một chỗ có thể thư giãn cho giờ nghỉ trưa, đôi khi chỉ là thói quen “thôi, làm cốc trà đá đã anh em”, từ bao giờ không ai hay trà đá vỉa hè trở thành nơi hội tụ của tất cả tầng lớp trong xã hội. “Nhiều khi người ta gọi cốc nước ra rồi để đó chứ có uống đâu, làm mình lại mất công đổ đi, tiếc” một cụ bán nước đầu Phố Hàn Thuyên chia sẻ.


Bây giờ, vài ngày sau khi lệnh giải toả vỉa hè được phát đi thì dân văn phòng như thường lệ sau khi ăn trưa lại đi tìm quán trà đá cũ nhưng đâu hết cả rồi. Có người đi hết cả con phố cũng không tìm thấy quán nào đành ngậm ngùi trở lại văn phòng hay có người lại vào những quán café mà từ lâu trà đá vỉa hè đã thế chỗ phần nào những quán café đó. Có lẽ muốn đẹp, văn minh cũng cần hy sinh nhiều thói quen mà bây lâu nay đã là lối mòn mỗi khi ăn xong, thư giản giờ nghỉ trưa.

Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã khẳng định: “Nếu để ùn tắc giao thông, nếu TP nhếch nhác, bẩn thỉu, vệ sinh môi trường thế này... thì quan trọng, lớn hơn cả là chúng ta mất đi văn hóa của một TP văn minh, thì chúng ta không bao giờ xây lại được. Cái đó mới là cái mất lớn! Chúng ta phải nhất quán rằng không thể vì mấy hộ, vì mấy người bán hàng rong từ các tỉnh, từ ngoại thành vào đây mà để Thủ đô nhếch nhác, đường phố bẩn thỉu thế này được. Không thể vì một vài người được”. 

Điều đó đồng nghĩa là phải đặt mục tiêu lâu dài lên hàng đầu, thay đổi hôm nay sẽ mang tới một tương lai tươi đẹp hơn, điều đó cũng đồng nghĩa rằng những quán tà đá vỉa hè phải thay đổi, sẽ không được mở tràn lan rầm rộ ở bất cứ đau được. Thay vào đó cũng sẽ có những phương pháp để người dân duy trì được cuộc sống.


Những ngày sau khi ra quân dành lại vỉa hè, lòng đường cho người dân

“Hà Nội đá đá vỉa hè” phải chuyển mình

Trò chuyện cùng tác giả “Hà Nội trà đá vỉa hè” ca sĩ Đinh Mạnh Ninh, anh nhìn nhận: “Trà đá vỉa hè đã trở thành một nét văn hoá của đường phố Thủ đô từ lâu, nếu như người ta không để ý thì người ta sẽ bỏ qua nhưng nếu nó mất đi thì sẽ để lại một khoảng trống rất lớn. Việc tìm quán trà đá vỉa hè bây giờ đơn giản chỉ là khó hơn một tí, nhiều khi vấn đề là chịu khó đi bộ xa hơn thôi chứ trà đá vỉa hè đã là một phần của những người Hà Nội, sẽ không thể mất hẳn được. Với thực tế hiện nay, chưa chắc đã là một mất mát của văn hoá đường phố, có sẽ dẫn đến những tích cực hơn trong tương lai. Mình rất thích đi bộ, và ý tưởng cho một bài hát cũng đã nảy nở trong đầu mình với diện mạo và không gian đi bộ mới của Hà Nội”.


Ca sĩ Đinh Mạnh Ninh

Thói quen trà đá vỉa hè đơn giản cũng như là việc chuyển các tuyến xe các tỉnh về các bến khác nhau, bình thường người ta đã quen đi bến Mỹ Đình rồi thì khi buộc phải chuyển đến Nước Ngầm người ta sẽ chưa quen và khó chấp nhận, nhưng đến thời điểm hiện tại thì mọi việc đã đi vào guồng của nó. Trà đá vỉa hè cũng vậy, rồi tất cả cũng sẽ quen dần và thay đổi cho một tương lai tươi đẹp hơn thì người dân cũng sẽ phải chấp nhận hay hơn nữa là sẽ ủng hộ thay đổi để chuyển mình sang một màu áo mới cho một nét văn hoá đường phố mới.
Huy Thanh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm