Thí sinh đăng ký hơn 100 nguyện vọng: Đại học cần sự phù hợp chứ không phải để chống trượt

02/08/2023 14:33 GMT+7 | GenZ

Thí sinh đăng ký hơn 100 nguyện vọng: Đại học cần sự phù hợp chứ không phải để chống trượt

Để chắc suất vào đại học, có thí sinh đã đăng ký tới 100 nguyện vọng xét tuyển. Tuy nhiên điều này có thực sự phù hợp hay không? Không phải cứ vào Đại học là có thể tốt nghiệp, có một công việc ổn định.

Sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, các thí sinh có thể căn cứ vào phổ điểm cũng như điểm chuẩn các trường những năm trước để tính toán lựa chọn chuyên ngành phù hợp. Có những bạn chỉ chọn 1-2 chuyên ngành mình thực sự yêu thích. Có người để chắc suất hơn thì chọn tới 7-10 chuyên ngành. Nhưng đỉnh điểm có thí sinh lựa chọn tới 100 chuyên ngành xét tuyển.

photo-1690874258057

Các thí sinh có tâm lý để chống trượt thì cứ đăng ký thật nhiều nguyện vọng. (Ảnh: Thanh niên)

Thí sinh đăng ký hơn 100 chuyên ngành để chắc suất vào Đại học

Đây không phải câu chuyện hiếm mỗi mùa tuyển sinh đại học. Sở dĩ các thí sinh đăng ký quá nhiều nguyện vọng như vậy vì muốn được chắc chắn 100% sẽ thi đỗ đại học. Chính vì thế, chỉ cần ngành nào có liên quan đến khối dự thi là các bạn đều đăng ký. Thậm chí có người không chỉ xét tuyển một khối mà còn lựa chọn tất cả các khối có thể. Trong chủ đề này cũng được nhiều bạn thí sinh đưa ra bàn luận. 

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay đã có gần 40% thí sinh trên tổng số thí sinh dự thi đăng ký nguyện vọng lên hệ thống của Bộ. PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học chia sẻ tại ngày hội lựa chọn nguyện vọng 2023 ở Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay có thí sinh đăng ký tới 100 nguyện vọng. 

photo-1690874258926

Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã ghi nhận thí sinh đăng ký tới 100 nguyện vọng xét tuyển. (Ảnh: Thanh niên)

Trước đó, trong đợt tuyển sinh năm 2022, ở TP.HCM cũng có một nam sinh đăng ký tới 122 nguyện vọng ở 2 tổ hợp xét tuyển là khối C00 và C19. Sau đó, vì phải thanh toán số tiền quá lớn cho các nguyện vọng này, nam sinh đã giảm từ 122 nguyện vọng xuống còn 47 nguyện vọng. Đây cũng là một con số khủng khiến nhiều độc giả của YAN "dở khóc dở cười". Nhưng điều đó giúp cậu bạn tự tin hơn sẽ có thể chắc suất vào trường Đại học.

Trang Linh, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Hà Nội chia sẻ: "Tổng điểm 3 môn của em sau khi cộng cả điểm khu vực là 25,65 điểm. Đây là mức điểm tầm trung, không quá cao nên em khá lo lắng nếu chỉ đăng ký các nguyện vọng mình thích thì tỉ lệ đỗ sẽ không cao. Mục tiêu của em là học các ngành Truyền thông, Quan hệ Quốc tế nhưng với số điểm này thì cũng khó mà đỗ được các trường top đầu như Ngoại thương hay Ngoại giao. Chính vì thế, em dự định đăng ký thêm 10 - 20 nguyện vọng nữa cho chắc chắn".

photo-1690874259617

Năm 2022 từng có thí sinh đăng ký tới 122 nguyện vọng xét tuyển. (Ảnh: Dân Việt)

Thí sinh đăng ký hơn 100 nguyện vọng: Đại học cần sự phù hợp chứ không phải để chống trượt - Ảnh 4.

Nếu đã theo đuổi con đường học tập, bạn cần lựa chọn chuyên ngành phù hợp với bản thân. (Ảnh: Thanh niên)

Đại học cần sự phù hợp không phải để chống trượt

Việc lựa chọn chuyên ngành khi đăng ký xét tuyển Đại học là điều vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng tới nghề nghiệp sau này. Lựa chọn này sẽ quyết định cả tương lai của bạn phía trước. Chính vì thế, cần cân nhắc lựa chọn chuyên ngành mình yêu thích, có sự phù hợp với bản thân cũng như kinh tế của gia đình. Nhiều thí sinh "vơ bèo vạt tép" chỉ để đỗ Đại học cho nở mày nở mặt mà không nghĩ đến sự phù hợp. Hậu quả là chỉ sau một thời gian theo học bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, muốn từ bỏ. Như vậy vừa phí thời gian, công sức và cả tiền bạc mà bố mẹ đã đầu tư để cho bản thân ăn học. 

Thí sinh đăng ký hơn 100 nguyện vọng: Đại học cần sự phù hợp chứ không phải để chống trượt - Ảnh 5.

‎Các thí sinh có thể cân nhắc tính toán dựa trên phổ điểm để chọn trường, chọn ngành phù hợp. (Ảnh: TTXVN)

Chưa kể, những bạn mặc dù không thích nhưng vì không muốn phụ sự kỳ vọng của bố mẹ mà đành phải theo học. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập. Nếu không đủ đam mê, việc thu nạp kiến thức sẽ rất khó khăn. Lúc này tình trạng nợ môn, học lại sẽ diễn ra thường xuyên. Không chỉ vậy, việc cố chấp học một chuyên ngành không phù hợp sẽ làm mất đi cơ hội của chính bản thân bạn. Lẽ ra bạn có thể thi lại và lựa chọn lại một ngành học phù hợp với mình hơn.

photo-1690874260455

Việc chọn trường, chọn ngành sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này của các bạn thí sinh. (Ảnh: Sức khỏe & Đời sống)

M.H sau 1 năm học ra Hà Nội học Đại học mới nhận ra bản thân đã lựa chọn sai chuyên ngành. Thời điểm lựa chọn, cô bạn nghĩ đơn giản rằng chỉ cần vào được Đại học, giúp bố mẹ tự hào, không bị hàng xóm bàn tán là được.

"Mình theo học ngành Kinh tế chính trị. Thực sự sau 1 năm học đại cương mình đang cảm thấy rất mệt mỏi, áp lực. Ngành này quả thực không phù hợp với mình. Mình đã rất cố gắng nhưng vẫn không hiểu bài. Sau 1 năm mình đã nợ 2 môn, nhưng môn khác thì điểm số cũng lẹt đẹt. Mình rất muốn nghỉ học để thi lại nhưng không biết mở lời với bố mẹ như thế nào. Vì trước đó, lựa chọn chuyên ngành này cũng hoàn toàn là ý muốn của mình."

photo-1690874261504

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh: VnExpress)

Trên thực tế đã có không ít bạn thí sinh phải hối hận sau 1-2 năm theo học vì quyết định sai lầm ban đầu của mình. Nếu bạn thực sự cảm thấy không phù hợp thì hãy dừng lại và bắt đầu kế hoạch cho ngôi trường mới càng sớm càng tốt. Với các bạn thí sinh năm 2023, cần lựa chọn thật kỹ lưỡng. Hãy tham khảo ý kiến của gia đình cũng như các anh chị đi trước để có quyết định phù hợp.

Thí sinh đăng ký hơn 100 nguyện vọng: Đại học cần sự phù hợp chứ không phải để chống trượt - Ảnh 8.

Các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định xét tuyển. (Ảnh: Thanh niên)

Nếu đã xác định theo đuổi con đường học vấn, thí sinh nào cũng muốn đỗ những ngôi trường top đầu. Với những người đạt điểm số tương đối cao có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên với những người chỉ có số điểm tầm trung cần cân nhắc thật kỹ lưỡng. Bạn nên xếp thứ tự ưu tiên những chuyên ngành mà mình yêu thích. Trường hợp điểm không đủ đỗ bất cứ chuyên ngành nào thì cần cân nhắc đến sự phù hợp cũng như cơ hội việc làm sau này. Đại học không phải con đường duy nhất để thành công nên đừng chỉ lựa chọn để chống trượt.

Nhật Lệ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm