Vì Covid-19: Các CLB nhỏ liệu có thể sống sót?

30/03/2020 18:49 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Cuộc khủng hoảng Covid-19 tác động rất nhỏ đến tài chính các câu lạc bộ giàu có của Premier League, thế nhưng các câu lạc bộ nhỏ hơn trên toàn Anh đang vật lộn sau khi không có doanh thu từ những ngày có trận đấu, trong lúc tiền lương và hóa đơn thì vẫn phải trả. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều đội bóng ở châu Âu, chẳng hạn như tại những giải đấu lớn.

20 năm nước, Deportivo đã vượt qua Real và Barca, giành chức vô địch thần kỳ tại La Liga

20 năm nước, Deportivo đã vượt qua Real và Barca, giành chức vô địch thần kỳ tại La Liga

Cách đây 20 năm, La Liga đã chứng kiến một mùa giải khó tin khi Deportivo La Coruna vượt qua Barcelona và Real Madrid để giành chức vô địch. Đây chính là mùa bóng đáng nhớ nhất trong lịch sử của Super Depor.

Tây Ban Nha

Hercules đã cảm nhận được những tác động tài chính do Covid-19 gây ra trong bóng đá Tây Ban Nha. Hiện đang thi đấu ở giải hạng 3, câu lạc bộ nổi tiếng này đã phải tạm thời sa thải toàn bộ đội 1 vào thứ Ba vừa qua.

Các cầu thủ được thông báo qua email mà không cần tham khảo ý kiến, gọi điện hay họp hành. Được thành lập vào năm 1922, Hercules đã có 20 mùa giải thi đấu ở La Liga, 3 lần vô địch giải hạng 2. Vẫn có một sân vận động với 28.000 chỗ ngồi, các ông chủ đội bóng cho rằng đó là cách duy nhất để giữ cho câu lạc bộ sống được khi tiền vé giảm xuống bằng 0 chỉ 2 tháng trước khi mùa giải kết thúc.

Được biết, Luật lao động của Tây Ban Nha cho phép các công ty sa thải nhân viên trong một khoảng thời gian trong những trường hợp đặc biệt nhưng buộc họ phải thuê lại những người bị sa thải đó khi hoàn cảnh khó khăn kết thúc. Dĩ nhiên, một phần thu nhập của cầu thủ vẫn do câu lạc bộ và chính phủ chi trả nhưng phải thừa nhận, với mức lương 1.000 đến 3.000 euro mỗi tuần trước đó, họ đã gặp nhiều khó khăn rồi, nay thì chẳng còn được bao nhiêu.

Đấy là giải hạng 3, còn ở hạng 2, Las Palmas cũng đã xem xét xin trợ cấp của chính phủ trước khi từ chối ý tưởng này. Theo chủ tịch Las Palmas là Miguel Angel Ramirez, hiện tại, họ đảm bảo rằng các nhân viên sẽ tiếp tục nhận được tiền lương đầy đủ cho đến ngày 30/6.

Thế nhưng, điều đó có thể thay đổi nếu cuộc khủng hoảng kéo dài suốt mùa hè và các đội bóng không thể hoàn thành các trận đấu còn lại.

Điều đáng lo là ở những hạng dưới, hợp đồng truyền hình sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu mùa giải không thể kết thúc và các cầu thủ cũng đang lo lắng về hợp đồng của bản thân họ. Hầu hết hợp đồng đều ngắn hạn và họ sẽ có ít cơ hội được gia hạn vào mùa hè này nếu các đội bóng thâm hụt ngân sách.

Chú thích ảnh
Hercules là một trong số những CLB hạng dưới ở các quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19

Italy

Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ không chỉ ở Serie A mà còn ở Serie B và tất cả các giải đấu thấp hơn trên cả nước. Do Serie B không có cùng doanh thu như các đội bóng ở Serie A nên việc hoãn giải đấu có thể dẫn đến việc ngừng hoạt động của nhiều đội bóng rất cần nhà tài trợ, tiền vé và bản quyền truyền hình để tồn tại.

Trước mắt, Serie B đưa ra một số đề xuất về cách giải quyết giải đấu và họ đang khiến người hâm mộ cảm thấy bối rối. Theo đó, Serie B cho phép 6 đội từ Serie C thăng hạng theo 3 cách, trong đó ưu tiên 3 đội nhì xuất sắc nhất. Nên nói thêm, Serie B đang có những ông chủ một thời của Serie A như Luigi De Laurentiis sở hữu Bari, đội đang đứng thứ 2 ở bảng C của Serie B hay Silvio Berlusconi, chủ sở hữu của Monza.

Đức

Khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bắt đầu gay gắt, rất nhiều câu lạc bộ ở Đức phải thắt lưng buộc bụng để bù đắp cho doanh thu bản quyền trận đấu và truyền hình bị mất. Tuy vậy, các đội bóng ở những giải đấu thấp hơn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ở một đất nước mà ít có đội bóng được các nhà đầu tư tỷ phú hậu thuẫn thì những biểu tượng như Werder Bremen và Schalke đều có lí do để lo ngại cho tương lai của họ. Thậm chí, cả Bayern Munich và Dortmund đều yêu cầu các cầu thủ giảm lương.

Thế nhưng, ở hạng thấp thì đó không phải là lựa chọn, khi mức lương là rất thấp và doanh thu những ngày có trận đấu quan trọng hơn tất cả. Với việc giải hạng 3 hoãn đến cuối tháng 4, Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) ban đầu cho rằng, họ có thể hỗ trợ tài chính cho các câu lạc bộ nhỏ. Mặc dù vậy thì 2 tuần trôi qua, các đội bóng ở hạng thấp đều tin rằng, DFB không thể cứu họ.

Tình hình hiện tại đã buộc nhiều đội bóng phải đưa cầu thủ và nhân viên khác vào chương trình “công việc ngắn hạn” của Đức. Chương trình này được thiết kế nhằm tránh sa thải hàng loạt, cho phép người sử dụng lao động áp đặt số giờ giảm, nhà nước bù đắp một phần tiền lương. Còn nếu nhà nước không thể cứu họ, các đội bóng đành chờ ơn huệ từ những ông lớn Bundesliga.

Dù sao thì đến nay, Bayern Munich, Dortmund, Leipzig và Leverkusen quyên góp 20 triệu euro để giúp đỡ các câu lạc bộ nhỏ ở 2 hạng đầu mà chưa có hạng 3 trở xuống.

Pháp

Người ta dự báo sẽ có một loạt đội bóng, kể cả ở Ligue 1, sẽ phá sản nếu mùa giải 2019-20 không hoàn thành. Không có tiền truyền hình, tiền vé, doanh thu những ngày có trận đấu và tài trợ đang tác động mạnh đến nhiều đội bóng. “Chúng tôi phải kết thúc mùa giải, ngay cả khi có phải thi đấu trong tháng 7 và tháng 8”, chủ tịch của Saint-Etienne, Bernard Caiazzo cho biết.

Theo ông Caiazzo, các đội bóng Pháp sẽ mất khoảng 500 triệu euro nếu 10 vòng cuối cùng của mùa giải không được thi đấu. Thực tế thì ngay đến PSG của Nasser Al-Khelaifi cũng phải đưa ra đề xuất giảm tất cả tiền lương của cầu thủ trong cuộc khủng hoảng này.

Bayern Munich: Nhiều cầu thủ chấp nhận
giảm lương

Các cầu thủ Bayern Munich sẽ phải cắt giảm 20% lương trong thời điểm nhiều đội bóng ở Bundesliga đối mặt với tác động kinh tế từ cuộc khủng hoảng virus corona. Không chỉ có đội chủ sân Allianz, Monchengladbach, Dortmund, Union Berlin, Cologne, Freiburg và Mainz cũng đã thông báo cầu thủ sẽ chỉ nhận được một phần lương hoặc thậm chí không có gì. Tuy nhiên, nếu những đội bóng này không thông báo cụ thể tỉ lệ cắt giảm, Bayern Munich cho biết tỉ lệ của họ là 20%.

Nhìn ra châu Âu, việc hoãn La Liga cũng khiến Barcelona và Atletico Madrid phải cắt giảm nhân sự và lương cầu thủ. T

heo thủ môn Manuel Neuer của Bayern Munich thì cầu thủ chuyên nghiệp vốn đã nhận lương cao thì họ cũng nên chấp nhận cắt giảm một phần. Thậm chí, hậu vệ Joshua Kimmich và tiền vệ Leon Goretzka còn phát động chiến dịch #WeKickCorona nhằm khuyến khích cầu thủ quyên tiền cho các tổ chức chữa trị, giúp đỡ những bệnh nhân nhiễm virus corona. Kimmich và Goretzka đã đóng góp 500.000 euro, trong khi tiền đạo Robert Lewandowski dành 1 triệu euro cho cuộc chiến chống virus corona, Marco Reus của Dortmund phát động chiến dịch giúp các doanh nghiệp nhỏ ở Dortmund với số tiền đóng góp của anh là 500.000 euro.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm