Thể thao hướng tới cộng đồng

10/10/2018 10:49 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Trong khoảng 10 năm đổ lại, ý thức trách nhiệm với cộng đồng mới được khơi gợi và lan tỏa, trong một bộ phận những triệu phú thể thao, những cầu thủ có giá chuyển nhượng hàng chục tỷ đồng. Song, với ngay cả những người bình thường tham gia hoạt động ở các lĩnh vực thể thao hay giải trí, cũng có thể đưa những cánh tay ra, chia sẻ những nỗi đau mất mát của đồng bào.

 

Sự kiện VĐV boxing Vũ Thị Thùy Dung vừa trải qua lần phẫu thuật thứ 4 và phải cắt đi một bên chân, lay động bao trái tim của không chỉ các đồng nghiệp - người trong ngành thể thao, mà của cả một bộ phận không nhỏ của xã hội.

“Say No & Say Yes”

Thùy Dung không phải trường hợp đầu tiên và duy nhất của ngành thể thao, với nỗi đau thể xác và cả những mất mát phải gánh chịu, khi quyết định theo nghiệp này. Trước Dung, á quân ASIAD môn taekwondo Hoàng Hà Giang cũng nhiều năm phải chống chọi với bạo bệnh trong quên lãng, trước khi qua đời.

Rồi Vũ Bích Hường (điền kinh), Vũ Thị Ánh Nguyệt (karatedo), thậm chí xấu số như Trần Thanh Ngời (judo)… Đấy là chúng ta mới chỉ điểm qua vài cái tên trong địa hạt thể thao nói chung. Nhiều cựu danh thủ các thế hệ của bóng đá Việt Nam, hiện cũng không nơi nương tựa, neo đơn, bệnh tật cần được giúp đỡ.

Công Vinh, cựu đội trưởng U23 Việt Nam đá giao hữu làm từ thiện

Công Vinh, cựu đội trưởng U23 Việt Nam đá giao hữu làm từ thiện

Bất chấp cơn bão lớn Mangkhut đang hoành hành ở khắp mọi miền đất nước và TP.HCM không là ngoại lệ, nhưng CLB PTV Sài Gòn với sự góp mặt của những cựu tuyển thủ như Công Vinh, Hữu Thắng vẫn không ngại đến sân để ủng hộ hoàn cảnh khó khăn.

Từ FIFA World Cup 2006 tại Đức đến ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh lần đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia châu Phi là Nam Phi, nơi mà chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn chưa thể xóa bỏ, slogan – khẩu hiệu xuyên suốt là “Say No To Racism” (tạm dịch: Nói không với phân biệt chủng tộc).

Đấy là một chiến dịch lớn và kéo dài, mà bóng đá chỉ là phương tiện, là cầu nối, là thứ ngôn ngữ toàn cầu để truyền tải thông điệp. Với các hoạt động thiện nguyện hướng tới cộng đồng, từ cá nhân đến tập thể, hướng về các mái ấm tình thương, cô nhi viện, trẻ em nghèo không nơi nương tựa…, thì phải nói “Say Yes”!

Bóng đá hay thể thao nói chung, là một ngành giải trí, đem lại sức khỏe và sự ganh đua, với khát vọng “cao hơn, nhanh hơn và xa hơn” của con người, song lợi ích cốt lõi của nó phải hướng tới cộng đồng. Đấy là lý do mà bóng đá hay thể thao cộng đồng thường xuyên có những hành động thiết thực hơn so với bóng đá, thể thao chuyên nghiệp, để ngày một gần hơn đích hướng tới.

Hàng tuần, thậm chí hàng ngày, hàng giờ, các hoạt động thiện nguyện vẫn diễn ra khắp nơi, thông qua các trận đấu bóng đá giao hữu được tổ chức. Từ giải bóng đá làng xã, quận huyện, đến cao hơn là giải cụm, khu vực và cả quốc tế.

Các đội bóng đồng hương tại những thành phố lớn, hoặc các Hội CĐV các CLB chuyên nghiệp, các CLB bóng đá nghiệp dư…, thường là những người tiên phong trong các hoạt động gắn kết, chia sẻ những nỗi đau mất mát với đồng bào.

Công Vinh lấy toàn bộ tiền bán tự truyện làm từ thiện

Công Vinh lấy toàn bộ tiền bán tự truyện làm từ thiện

Theo cựu tuyển thủ quốc gia Lê Công Vinh, anh sẽ lấy toàn bộ số tiền bán sách tự truyện "Phút 89" để làm công tác từ thiện.

Miền Bắc có HAT của ca sỹ Tuấn Hưng, rồi V-Stars (đội bóng tập hợp rất nhiều các nghệ sỹ và cựu danh thủ); Phương Nam có PTV Sài Gòn FC, RuNam Star, Điện ảnh Sài Gòn, Hội CĐV FLC Thanh Hóa (THF-HCM 36), Hội CĐV SLNA, Nam Định, Bum Entertainment… Các cá nhân như danh thủ Bùi Tấn Trường, cựu cầu thủ Bùi Sỹ Duy, Lê Công Vinh…, cũng rất tích cực.

Thiện nguyện luôn là việc tốt

Một điều chắc chắn rằng, các việc làm thiện nguyện luôn là điều tốt, cần được khuyến khích, nhưng người thực hiện phải cẩn trọng, không cẩu thả được, vì nó rất nhạy cảm, thậm chí là nguy hiểm, nếu làm không đúng và đặt niềm tin sai địa chỉ. Các giá trị mang lại cho cộng đồng, từ đơn giản như miếng cơm – miếng bánh cứu đói qua ngày, đến sửa lại mái nhà cho mẹ hay giúp một đứa trẻ qua cơn bạo bệnh.

“Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp”, từ xa xưa, cổ nhân đã dạy thế. Hoặc đôi khi chỉ cần một khẩu hiệu – thông điệp nào đó, gửi đến kẻ đang chống chọi với bạo bệnh, giúp họ giữ vững niềm tin và tin vào điều kỳ diệu…

Quang Hải đá bóng từ thiện, tiền thưởng cho U23 Việt Nam vượt 40 tỷ đồng

Quang Hải đá bóng từ thiện, tiền thưởng cho U23 Việt Nam vượt 40 tỷ đồng

Quang Hải, Duy Mạnh, Huy Hùng về Đông Anh đá bóng làm từ thiện hay tiền thưởng cho U23 Việt Nam vượt ngưỡng 40 tỷ đồng là những tin chính của chuyển động bóng đá Việt tối 8/2.

Khi ngỏ lời gia nhập PTV Sài Gòn FC (đội bóng tập hợp những phóng viên – biên tập viên, bình luận viên thể thao đang công tác tại các cơ quan báo đài đóng trên địa bàn TP.HCM), cựu đội trưởng ĐTQG Lê Công Vinh nói rằng, vợ chồng anh (ca sỹ Thủy Tiên) muốn được đồng hành cùng các hoạt động thiện nguyện của đội bóng, hoàn toàn không có nhu cầu làm hình ảnh.

Đó là lý do dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Vinh vẫn tham gia âm thầm, nhiệt tình với các sự kiện từ thiện, mà mới nhất (anh và cựu đội trưởng U23 Việt Nam – Nguyễn Hữu Thắng) là trường hợp của cháu Huỳnh Ngọc Vân bị nhiễm trùng máu.

Những nghĩa cử đẹp của các nhân vật thể thao – cầu thủ nổi tiếng, có sự lan tỏa rất lớn. 10 năm trước, khi các đôi chân tiền tỷ nhảy múa trên sàn chuyển nhượng và việc “đá bóng trong phòng máy lạnh” cùng những vali tiền rất tấp nập, chúng tôi đã hối thúc họ một lần bước ra ngoài kia để chia sẻ một phần nào đó với những mảnh đời khó khăn…, tất cả đều lạ lẫm.

Nhưng, ngay lúc này, việc thiện nguyện hướng tới cộng đồng thực sự là một nhu cầu với tất cả: Từ Công Vinh, Thành Lương, Hữu Thắng, Quang Thanh, Quang Hải, Tấn Trường, Tấn Tài, Văn Quyết, đến Sỹ Mạnh, Nghiêm Xuân Tú, Mạnh Tú…, sự lan tỏa tuyệt vời.

Hàn Quốc sa thải bạn của HLV Park Hang Seo, U23 Việt Nam làm từ thiện

Hàn Quốc sa thải bạn của HLV Park Hang Seo, U23 Việt Nam làm từ thiện

U23 Việt Nam trích tiền thưởng làm từ thiện, U23 Hàn Quốc sa thải HLV trưởng sau thành tích không tốt ở VCK U23 châu Á 2018 là những tin chính của chuyển động bóng đá Việt tối 7/2.

Thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, cùng ngành giải trí, có sự tương thân tương trợ rất tốt, bởi sự hào phóng – hào hiệp của chính những con người hoạt động trong ngành, nhưng ở các địa hạt khác của xã hội, vẫn cần thêm rất nhiều những cánh tay đưa ra, những Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm…, thông qua các hoạt động vui khỏe, kết nối.

Các cơ quan báo đài cũng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng, lan tỏa và khuyến khích. Chúng ta làm tất cả, để cộng đồng được hưởng lợi, hoặc ít nhất được chia sẻ, đấy là trồng thêm những hoa thơm!

“Chúng ta chăm sóc cuộc sống của mình, của gia đình – người thân của mình, song đồng thời cũng có thể chia sẻ phần nào khó khăn với những mảnh đời bất hạnh. Cho đi là còn mãi, chứ không phải để nhận lại.

Tôi tâm niệm rằng, một miếng khi đói, bằng một gói khi no. Đó là lý do hàng tuần, thậm chí hàng ngày, tôi vẫn đứng ở đây để trao tận tay người nghèo, các chị buôn thúng bán bưng hay các bác xích lô, xe ôm, từng ổ bánh mì hay cái bánh bao, từng chai nước hay vài kg gạo”, bà Huỳnh Trang Nhi, nữ doanh nhân, đồng thời là một diễn viên – người mẫu không chuyên, kiêm Chủ tịch PTV Sài Gòn FC, chia sẻ.

97

Như Thể thao & Văn hóa đã thông tin và kêu gọi ủng hộ cho võ sĩ Boxing Vũ Thị Thùy Dung không may mắc căn bệnh nghiêm trọng phải cắt bỏ chân, vừa qua, BTC Giải Boxing HBF lần 1 – 2018 (HBF 01 – Pro Boxing Tournament), đã đứng ra kêu gọi và vận động quyên góp từ thiện để ủng hộ cho nữ võ sĩ trẻ. Kết quả, BTC đã nhận được số tiền 97 triệu đồng từ các tập thể và cá nhân hảo tâm trên cả nước.

CCKM

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm