Bóng đá giữa ngã ba đường

16/05/2020 07:16 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Virus corona đã mang đến cho bóng đá cơ hội chọn một trong hai con đường, hướng tới hai tương lai rất khác nhau. Hiển nhiên thì một trong số đó sẽ là con đường sai.

Bóng đá hôm nay 16/5: MU liên lạc với ‘bom tấn’ 88 triệu bảng. Emery chỉ trích thái độ của Oezil

Bóng đá hôm nay 16/5: MU liên lạc với ‘bom tấn’ 88 triệu bảng. Emery chỉ trích thái độ của Oezil

MU liên lạc với ‘bom tấn’ 88 triệu bảng. Emery chỉ trích thái độ của Oezil. Tin tức bóng đá 16/5.

Trên khắp thế giới, bóng đá đã dừng lại. Các môn thể thao đang phải đối mặt với một tình huống không lường trước. Thậm chí có cảm giác nó giống như một cuộc khủng hoảng về sự sống còn hiện hữu ở phía trước. Thế nhưng, trong tuyệt vọng hẳn vẫn có hi vọng.

Làm mới lại

Chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin nói về cảm giác đoàn kết mới mẻ, về sự cần thiết phải làm mới lại sau đại dịch Covid-19. Còn FIFA đã chi hàng tỷ USD mà họ nhận được trong những năm qua để giải cứu các đội, các giải và các liên đoàn quốc gia.

Đồng thời, các đội bóng không còn ý định rút lui khỏi các giải đấu. Các giải đấu không còn là mối đe dọa của các cơ quan quản lý. UEFA và FIFA cũng không còn là đối thủ của nhau, nếu không muốn nói họ là đồng minh. Chủ nghĩa phe phái và xây dựng đế chế, đấu đá nội bộ từng là vấn đề của môn thể thao này trong một thập kỉ, hai thập kỉ, mãi mãi đã dừng lại.

Trong một khoảnh khắc thoáng qua, có thể tin rằng đây sẽ là điểm bóng đá đã thay đổi, khi nó nhìn thấy sai sót của nó, khi nó bắt đầu tự chữa lành vết thương của mình, khi nó nhớ rằng nó - khá rõ ràng - một hệ sinh thái phụ thuộc lẫn nhau, với sức khỏe của cá nhân phụ thuộc vào sức khỏe của tổng thể.

Con đường đó có thể dẫn đến đâu, khi nào chúng ta sẽ thoát khỏi những điều này? Để có một tương lai bền vững hơn về mặt tài chính, có lẽ, với các biện pháp kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ các đội bóng lâu dài, với những tham vọng giảm đi và với khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp lại. Để có một môn thể thao ổn định hơn về mặt chính trị, nơi mà giới nhiều tiền không còn kích động, liên tục, đòi hỏi nhiều hơn từ các giải đấu của họ, đồng nghiệp của họ và UEFA.

Một chỗ dựa đáng tin cậy hơn có thể là FIFA khi họ biến thành một giám sát viên có lợi chứ không phải là một đế chế đối thủ, rất muốn cạnh tranh. Ceferin đã đúng, rằng bóng đá cần được làm mới lại, bỏ lại sau lưng thời đại hoàng kim của bóng đá chỉ biết tiền và tiền, kỷ nguyên vàng chỉ thay đổi và thay đổi, kỷ nguyên vàng vô đạo đức, kỷ nguyên vàng mong manh về tài chính, kỷ nguyên vàng mà nó đã bán linh hồn và chinh phục thế giới.

Đó là hi vọng.

Điều đáng nói là thay đổi đã diễn ra chỉ trong một vài tuần qua, hoặc có thể kéo dài lâu hơn. Bỉ và Scotland đã hủy giải để bảo vệ bản quyền truyền hình mới. Hà Lan đã kết thúc giải sau cuộc bỏ phiếu dân chủ giữa các đội, khi kết quả bị bỏ qua hoàn toàn. Còn Ligue 1 bị hủy bỏ bởi các chính trị gia gần như hoàn toàn không cảnh báo, và bây giờ đã phải kêu gọi chính phủ bảo lãnh cho các đội đang đối mặt với nguy cơ phá sản. Các mối đe dọa của kiện tụng ầm ầm diễn ra: từ Lyon, từ AZ Alkmaar và từ Rangers ở Glasgow.

Chú thích ảnh
Dự án Khởi động lại Ngoại hạng Anh vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của các CLB Ngoại hạng Anh

Lo âu và hi vọng

Premier League đang cô đơn giữa các giải đấu hàng đầu châu Âu vì không ý thức sẽ đi về đâu, mặc dù đã có 8 tuần họp Zoom. Pháp biết số phận của nó; ở Tây Ban Nha và Italy, việc khởi động lại giải đấu diễn ra chậm chạp; ở Đức, Bundesliga sẽ ra sân vào cuối tuần này. Mặc dù vậy thì ở Anh, chỉ có một sự bế tắc, giận dữ, như thể bóng đá phản ánh xã hội.

Về lí thuyết, tất cả 20 đội muốn tìm cách một giải pháp để thi đấu trở lại khi tình hình trở nên an toàn - và được phép - chủ yếu là để bảo vệ phí bản quyền truyền hình và ngăn chặn thảm họa tài chính. Còn thực tế, nhóm 6 đội thích nghi tốt hơn với các mối nguy hiểm thay vì đưa ra giải pháp.

Họ không ủng hộ việc thi đấu ở các địa điểm trung lập, cho dù đó là lựa chọn duy nhất mà chính phủ và cảnh sát sẽ chấp nhận. Họ không tin có sự công bằng khi phải thi đấu mà không có người hâm mộ, ngay cả khi có thể người hâm mộ chỉ quay lại sớm nhất vào năm tới. Họ tự hỏi liệu quy định xuống hạng có nên áp dụng, trong những trường hợp bất thường như thế này.

Sự phản đối đã trở nên quá thường xuyên - và việc thiếu các giải pháp thay thế diễn ra liên tục - đến nỗi một số đồng nghiệp của họ tự hỏi liệu họ có cố tình phá hoại tiến trình hay không, cố gắng kéo dài đến hạn chót ngày 25/5, thời điểm quyết định của UEFA cho các giải đấu xác định tương lai của họ. Vì thế, việc thiếu một giải pháp sẽ buộc mùa giải của Premier League có thể bị hủy bỏ.

Cảm giác đoàn kết đang bị phá vỡ, như một sự bất đồng, một sự bằng mặt không bằng lòng biến thành một đống hỗn độn. Dĩ nhiên, cốt lõi của tất cả là lợi ích cá nhân và trong trường hợp này là tiền. 6 đội bóng phía cuối bảng xếp hạng cùng thực hiện một phép tính đơn giản: Có mặt ở Premier League vào năm tới giá trị hơn việc phải trả lại thu nhập từ truyền hình trong mùa giải này, chẳng gì thì số tiền đó sẽ được chia sẻ cho tất cả 20 đội.

Con đường đó sẽ dẫn đến đâu? Trong ngắn hạn, nó rất dễ bị phân tâm bởi khả năng mùa giải bị hủy bỏ, bởi thị trường chuyển nhượng - phần lớn từ các đội bóng Anh - bị đình trệ, bởi những thách thức pháp lý tiềm tàng chống lại bất kỳ quyết định nào được đưa ra. Nhưng về dài hạn thì đáng lo hơn. Trong tương lai, sẽ rất khó để các đội lớn của Premier League yêu cầu hành động riêng trong lợi ích tập thể khi nói đến doanh thu truyền hình, yêu cầu các đối thủ làm như họ nói, chứ không phải như họ làm. Luôn luôn có một sự đối xử giữa nhóm Big 6 và phần còn lại. Và tình hình càng trở nên trầm trọng hơn trong những tuần gần đây.

Những rạn nứt đã xuất hiện ở khắp châu Âu. PSG rất tức giận trước sự can thiệp của chính phủ Pháp đến nỗi họ đã thề sẽ thi đấu ở Champions League, ngay cả khi các trận đấu diễn ra ở nước ngoài. 17 trong số 20 đội ở Ligue 1 của Pháp được cho là gặp vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Tây Ban Nha và Đức đều nói đến những hậu quả tài chính khủng khiếp mà các đội nhỏ hơn sẽ phải gánh chịu nếu mùa giải không thể hoàn thành.

Giải pháp cho tương lai

Thật ngạc nhiên là trong khi châu Âu tỏ ra bế tắc với tương lai thì khu vực CONCACAF đưa ra đề xuất rằng, các giải đấu của châu Âu nên dành thời gian còn lại của năm để hoàn thành mùa giải, các khoản thâm hụt tài chính của những đội bóng nhỏ sẽ do FIFA hoặc thông qua các khoản thanh toán chung từ các đội bóng lớn hoặc các đài truyền hình chi trả.

Đồng thời, EURO, Copa America và giải vô địch châu Phi sẽ được tổ chức vào tháng 12 và tháng 1. Mùa giải trọn vẹn sẽ được tổ chức từ tháng 2 đến tháng 11/2021 và một mùa giải trọn vẹn khác từ mùa xuân đến mùa thu năm 2022. Điều này là rất có lợi ích trong việc chuẩn bị cho World Cup 2022 tại Qatar. Dù sao thì vì World Cup 2022 diễn ra vào cuối năm, lịch thi đấu của châu Âu cũng bị đảo lộn và kéo dài sang năm 2023.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm