Xu hướng mua sắm 'H.O.L.O' tại Hàn Quốc thời dịch bệnh

31/03/2020 15:38 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trang "eBay Korea" ngày 31/3 công bố kết quả phân tích dữ liệu bán hàng của hai trang mua sắm trực tuyến lớn của Hàn Quốc là Gmarket và Auction từ ngày 1/1-29/3, qua đó mô tả xu hướng mua sắm trong quý I năm nay ở nước này bằng cụm từ "H.O.L.O".   

Chính phủ Mỹ kêu gọi người dân không tích trữ nhu yếu phẩm, New York đóng cửa trường học

Chính phủ Mỹ kêu gọi người dân không tích trữ nhu yếu phẩm, New York đóng cửa trường học

Ngày 15/3, Nhà Trắng đã kêu gọi người dân Mỹ không tích trữ hàng nhu yếu phẩm hàng ngày, đồng thời khẳng định giới chức địa phương và liên bang đang làm việc với các chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo nguồn cung cấp hàng nhu yếu phẩm đầy đủ.

"H.O.L.O" là từ ghép chữ cái tiếng Anh đầu tiên của các từ chăm sóc sức khỏe (Health care), số lượng lớn (Oversize), cuộc sống ở nhà (Life at home) và mua sắm trực tuyến (Online shopping).   

Tại Hàn Quốc, lượng bán ra của các mặt hàng liên quan tới sức khỏe đã tăng vọt trong 3 tháng qua. Các mặt hàng liên quan tới hô hấp như khẩu trang tăng gấp 3 lần, mặt hàng kiểm tra sức khỏe như nhiệt kế tăng gấp 2 lần. Các mặt hàng thực phẩm chức năng, thuốc bổ nâng cao hệ miễn dịch cũng bán rất chạy.   

Do người dân hạn chế ra ngoài phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nên nhu cầu mua hàng số lượng lớn cũng tăng mạnh, như thực phẩm chế biến tăng 29%, nhu yếu phẩm tăng 47%. Các mặt hàng chăm sóc trẻ nhỏ cũng tăng vọt về doanh số.   

Chú thích ảnh
Các khu phố, trung tâm mua sắm ở Hàn Quốc vắng lặng vì dịch Covid-19. Ảnh: Yonhap

Với việc người dân Hàn Quốc có xu hướng làm việc tại nhà, trong khi các trường học hoãn khai giảng và triển khai học trực tuyến nên doanh số máy tính xách tay, màn hình tăng từ 11-12% so với cùng kỳ năm ngoái; đồ chơi, dụng cụ thể thao tại nhà cũng được ưa chuộng.   

Ngoài ra, do người dân tăng cường mua sắm trực tuyến thay vì trực tiếp tới các cửa hàng, nên doanh số các mặt hàng chính như quần áo, nhu yếu phẩm trên trang Gmarket và Auction đã tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mạnh Hùng/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm