Vì sao Ấn Độ xây cầu dài nhất gần biên giới Trung Quốc?

29/05/2017 07:50 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Cây cầu dài nhất của Ấn Độ gần với biên giới Trung Quốc đã được khai trương với mục đích công khai là nhằm tạo động lực phát triển kinh tế ở khu các bang giáp biên giới với Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như đằng sau đó còn có những ý định khác to lớn hơn.

Đây là cây cầu có tên Dhola-Sadiya dài 9,1km bắc ngang qua sông Brahmaputra nối hai bang Assam và Arunachal Pradesh (Ấn Độ).

Theo AFP, Thủ tướng Narendra Modi thời gian gần đây đã phát động việc cải thiện cơ sở hạ tầng tại khu vực xa xôi hẻo lánh. Ông Modi cũng nói thêm: “Cây cầu này sẽ không chỉ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc mà dự kiến còn mang tới cuộc cách mạng kinh tế cho người dân bang Assam và Arunachal Pradesh”.

Chú thích ảnh
Việc xây dựng cây cầu Dhola Sadiya đã được bắt đầu từ năm 2011.

Thủ tướng Ấn Độ cũng cho biết thêm rằng cơ sở hạ tầng tại vùng núi Arunachal Pradesh sẽ tạo điều kiện để nông dân vận chuyển nông sản đến các khu chợ tại Assam.

Vậy nhưng nhiều chuyên gia lại cho rằng dự án trị giá 318 triệu USD này là nhằm củng cố khả năng phòng thủ của Ấn Độ. Truyền thông Ấn Độ cho biết, dường như cây cầu được xây dựng để hỗ trợ cho các xe tăng nặng 60 tấn có thể di chuyển qua.

AFP dẫn lời nhà nghiên cứu quốc phòng Ajit Singh tại Viện xử lý xung đột Ấn Độ nhận xét: “Cây cầu sẽ giúp quân đội của chúng ta đến được những khu vực mà trước đó gặp nhiều khó khăn để tiếp cận trong thời gian xảy ra khủng hoảng. Đây là bước đi đúng hướng, một động thái chủ động của New Delhi để đối trọng với Trung Quốc”.

Lục quân Ấn Độ mua trực thăng tấn công hạng nặng của Mỹ

Lục quân Ấn Độ mua trực thăng tấn công hạng nặng của Mỹ

Truyền thông Ấn Độ đưa tin, Lục quân Ấn Độ sẽ đặt mua 11 trực thăng AH-64E Apache của Mỹ. Đây là dòng trực thăng chiến đấu mới và hiện đại nhất thế giới có khả năng hỗ trợ ở cự ly gần cần thiết.

Chính phủ Ấn Độ cũng xây dựng đường cao tốc dài 2.000km để nối phần đông của bang Arunachal Pradesh tới phần phía tây và ước tính tiêu tốn khoảng 6 tỉ USD.

Trước đó, chính phủ Ấn Độ từ chối dựng đường gần biên giới với Trung Quốc do lo ngại rằng quân đội của “hàng xóm” có thể lợi dụng công trình khi xảy ra chiến sự.

Đến năm 2014, Thủ tướng Modi đã đồng ý nới lỏng quy định xây đường bộ và các cơ sở quân sự gần biên giới dài 4.056km tại Arunachal Pradesh, dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong chính sách chiến lược của Ấn Độ.

Theo Báo Tin Tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm