Văn hóa phải đi trước

17/07/2014 19:56 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa) - Hôm qua 17/7, Ban tuyên giáo Thành ủy TP.HCM và Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật TP.HCM đã tổ chức Hội thảo “Bản sắc dân tộc trong đời sống văn hóa, nghệ thuật TP.HCM quá trình hội nhập quốc tế hiện nay”.

Hội thảo nhận được 45 tham luận của những trí thức, văn nghệ sĩ và các nhà quản lý văn hóa đang hoạt động tại TP.HCM. Các tham luận đã nêu ra những thực tiễn đời sống văn hóa của TP.HCM hiện nay, cũng như cảnh báo các nguy cơ và biện pháp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại hội nhập với thế giới.

Bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, mở màn hội thảo: “Bản sắc dân tộc không phải là cái bất biến mà nó luôn được bồi đắp và kết tụ. Bản chất của cuộc sống là không ngừng đổi mới để vươn lên. Do vậy, mục đích của cuộc hội thảo là hướng đến các giải pháp về việc làm thế nào để bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong đời sống văn hóa, nghệ thuật TP.HCM trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Tiếp thu tinh hoa văn hóa và phương thức hoạt động văn học, nghệ thuật tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới như thế nào để vừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân TP vừa làm phong phú, đặc sắc thêm đời sống văn hóa, nghệ thuật của TP.

Bà Thân Thị Thư, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM phát biểu khai mạc hội thảo

Theo tham luận của nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long trình bày tại hội thảo: Từ tháng 11/1946, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, Bác Hồ đã trình bày quan niệm giản dị nhưng mang tính nguyên lý, đó là: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Bác từng viết trên báo Cứu Quốc (1946), rằng: Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy  để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam… có tinh thần thuần túy Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ”.

Hội thảo lần này có sự tiếng nói của một số nhà văn trẻ, như: Nguyễn Tý, Ngô Thị Hạnh…, đây là một trong những điểm mới của hội thảo này.
T.KIỀU

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm