Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIII đã bế mạc

06/08/2011 19:11 GMT+7 | Thế giới

Chiều 6/8, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã bế mạc sau gần nửa tháng làm việc.

T
ổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm dự phiên bế mạc.

Nguyên T
ổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các bậc lão thành cách mạng, nhiều vị đại biểu Quốc hội các khóa trước đến dự phiên bế mạc.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đọc diễn văn bế mạc. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, tại kỳ họp này, Quốc hội đã bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, các thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội; Tổng kiểm toán nhà nước; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ và phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

V
ới sự đồng thuận, tín nhiệm cao, Quốc hội đã tin tưởng giao phó trọng trách và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan trong bộ máy nhà nước triển khai thực hiện thắng lợi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình trong cả nhiệm kỳ.

Quốc hội ghi nhận những ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội mong muốn các vị vừa được Quốc hội bầu, phê chuẩn vào các chức vụ lãnh đạo của Nhà nước sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với sự tín nhiệm của Quốc hội và nhân dân cả nước.

Ch
ủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh sau kỳ họp này, đề nghị các cơ quan trong bộ máy nhà nước khẩn trương củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ; bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đồng thời tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp công tác, phát huy vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị- xã hội, các ngành, các cấp, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Qu
ốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao truyền thống yêu nước, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, phát huy mọi nguồn lực trong nước và hợp tác quốc tế, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

T
ại phiên họp chiều nay, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết về việc ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.

V
ới 97,4% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.

Theo đó, phê chu
ẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009: Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 629.187 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2008 sang năm 2009, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2008, thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu hồi vốn ngân sách cho vay, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

T
ổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 715.216 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2009 sang năm 2010. Bội chi ngân sách nhà nước là 114.442 tỷ đồng, bằng 6,9% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm số kết dư của ngân sách địa phương. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước: Vay trong nước: 78.150 tỷ đồng; vay ngoài nước: 36.292 tỷ đồng.

Ngh
ị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 đã được 96% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 được điều chỉnh như sau: Bổ sung dự thảo Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ nhất; Chuyển dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi), Luật giáo dục đại học từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ nhất sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2; Bổ sung dự án Luật cơ yếu, Luật biển Việt Nam vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 2; Chuyển dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi) từ Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 2, sang Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012; Bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Luật phòng, chống rửa tiền vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2; Bổ sung dự án Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.

Thông qua Ch
ương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 như sau: Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII sẽ trình Quốc hội thông qua 14 dự án; cho ý kiến 7 dự án. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII sẽ trình Quốc hội thông qua 9 dự án; cho ý kiến 9 dự án. Các dự án pháp lệnh: 2 dự án mới và các dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 nhưng chưa thông qua: Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Chương trình chuẩn bị gồm 25 dự án.

V
ới 95,8% đại biểu tán thành, Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Ngh
ị quyết nên rõ: Quyết định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) phù hợp với tình hình mới với mục đích, yêu cầu, quan điểm và định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 được nêu trong Tờ trình số 11/TTr-UBTVQH13 ngày 2/8/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Thành l
ập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 30 đồng chí. Chủ tịch Ủy ban là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

y ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp có nhiệm vụ tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Ngh
ị quyết về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân đã được thông qua với 82% đại biểu tán thành.

Theo đó, ban hành m
ột số chính sách ưu đãi về thuế đối với tổ chức, cá nhân như sau: Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 đối với: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ số thuế tính trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và trừ các doanh nghiệp được xếp hạng I, hạng đặc biệt thuộc các Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp là các công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ-con mà công ty mẹ không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa và nắm giữa trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty con. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế- xã hội.

Gi
ảm 50% mức thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp từ Quý 3/2011 đến hết năm 2011 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho công nhân, sinh viên, học sinh thuê; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức này giữ ổn định mức giá cho thuê, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2010.

Mi
ễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1/8/2011 đến hết ngày 31/12/2012 đối với cổ tức được chia cho cá nhân từ hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp trừ cổ tức của các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng. Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1/8/2011 đến hết ngày 31/12/2012 đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân.

Mi
ễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1/8/2011 đến hết ngày 31/12/2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân.

Theo TTXVN/Vietnam+

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm