Ánh Viên trở lại và cũng ở lại SEA Games

06/12/2019 06:36 GMT+7 | SEA Games 2019

(Thethaovanhoa.vn) - Người ta không hiểu chuyện gì đang xảy ra với siêu kình ngư Ánh Viên khi cô đã thất bại ở 3 trên 4 nội dung tranh tài ở hai ngày đấu, trong đó có thông số tệ đến khó tin. SEA Games là đấu trường đã làm nên một hiện tượng đặc biệt Ánh Viên và chính sân chơi chạy theo số lượng và thành tích thời vụ đã làm hại siêu kình ngư này. Đẳng cấp của cô gái 23 tuổi đất Tây Đô có lẽ cũng đã “ở lại” hẳn với SEA Games.

Lịch thi đấu bóng đá Seagame30. Lịch thi đấu Seagame30. Lịch bóng đá Seagames 30

Lịch thi đấu bóng đá Seagame30. Lịch thi đấu Seagame30. Lịch bóng đá Seagames 30

Lịch thi đấu Seagame30. Lịch thi đấu Seagame 30 2019. Lịch thi đấu bóng đá Việt Nam U22. Lịch bóng đá Seagames 30. VTV6 trực tiếp bóng đá SEA Games 30 2019 vòng bán kết.

* Xem bảng tổng sắp huy chương SEA Games 2019 mới nhất:

https://en.wikipedia.org/wiki/2019_Southeast_Asian_Games#Medal_table

* Xem trực tiếp SEA Games 30 2019 - đoàn thể thao Việt Nam:

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm

 

Lịch thi đấu bóng đá nam SEA Games 30 - Vòng bán kết

* 15h00 ngày 07/12, U22 Myanmar vs U22 Indonesia (Bán kết 1, VTV6)

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

* 19h00 ngày 07/12, U22 Việt Nam vs U22 Campuchia (Bán kết 2, VTV6)

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

Lịch thi đấu bóng đá nữ SEA Games 30:

* 15h00 ngày 08/12, Myanmar vs Philippines (Tranh HCĐ, VTV6)

* 19h00 ngày 08/12, Thái Lan vs Việt Nam (Tranh HCV, VTV6)

Mới cách đây 5 năm, Ánh Viên đã trở thành hiện tượng độc nhất vô nhị của không chỉ bơi Việt Nam mà phần nào đó cả thế giới, với tố chất cùng những bước tiến khó tin. Trong đó, sau khi đoạt 2 tấm HCĐ Asiad 2014, kình ngư quê Cần Thơ đã gây chấn động SEA Games 2015 với kỳ tích 8 HCV kèm theo 8 kỷ lục Đại hội. Ở thời điểm đó, giới chuyên môn đã đánh giá Viên hoàn toàn có thể sớm chinh phục các thứ hạng cao thế giới, như lọt vào chung kết một số nội dung thế mạnh ở giải vô địch thế giới hay Olympic, hay tranh chấp HCV Asiad.

Những đích nhắm ấy hoàn toàn khả thi, nếu như ngành thể thao có một sự định hướng, dự báo và quản lý đúng đắn. Thế nhưng, ngay từ thời điểm ấy, Ánh Viên đã rơi vào tình cảnh chín ép, quá tải và nửa vời, gắn với căn bệnh thành tích trước mắt cùng cách làm dàn trải của ngành thể thao.

Chú thích ảnh
Ánh Viên lại là sự tụt lùi so với chính mình tại SEA Games

Có thể thấy các năm trở lại đây, không có một kình ngư nào ở đẳng cấp thể giới lại thi đấu nhiều giải, và đáng nói hơn lại đủ các loại giải như Ánh Viên. Đơn cử từ ASIAD 2014, cuộc đấu mà kình ngư 19 tuổi quê Cần Thơ chính thức vươn ra đỉnh cao quốc tế với 2 tấm HCĐ, chỉ trong đúng 1 năm chị đã phải “cày ải” tới 8 giải. Trong đó có nhiều giải, với đẳng cấp của mình, Viên không cần và không nên dự tranh, như Đại hội TDTT toàn quốc 2014 hay giải trẻ châu Á 2015. Cả 8 giải này, Viên đã luôn phải căng sức tranh tài với số nội dung tối đa nhất có thể. Như Đại hội TDTT toàn quốc 2014, chị dự tranh tới 18 nội dung hay giải trẻ châu Á 2015 cũng lên tới 12 nội dung.

Như một hậu quả tất yếu, Ánh Viên đã “sa lầy” ở SEA Games 30. Mới qua hai ngày đấu, Viên đã thất bại ở 3/4 nội dung, trong đó có thông số tệ khó tin, như 200m ếch. Cơ hội để kình ngư đất Tây Đô đoạt nhiều HCV, thậm chí tái lập con số 6 vẫn có. Tuy nhiên, điều quan trọng, sự sa sút và hụt bước là rất rõ ràng, và có lẽ đẳng cấp của Viên đã “đóng khung” hẳn ở tầm mức SEA Games.

Cách đây hai năm, tại SEA Games 29, dù đã có tới 8 lần đăng quang, Ánh Viên vẫn bày tỏ sự thất vọng nuối tiếc đến phát khóc vì đã “không thể hoàn thành mục tiêu 10 HCV”. Hôm qua, cũng chính Viên trong sự mệt mỏi và nghẹn ngào đã thừa nhận mình thất bại vì “phải đăng ký và dự tranh nhiều nội dung quá”.

Nhiều nhà chuyên môn từng từng cảnh báo đừng nên ép chin và ép quá Ánh Viên chỉ vì những thành tích tạm thời trước mắt, nếu nhìn thấy sự cố gắng của cô. Và bây giờ, điều đó đã xảy ra, và có lẽ chỉ một mình Viên lãnh đủ.

Tường Nhi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm