VĐV chuyển giới và quyền của họ ở Olympic

04/08/2021 15:40 GMT+7 | Olympic 2021

(Thethaovanhoa.vn) - Hôm 2/8, Laurel Hubbard đã làm nên lịch sử khi trở thành VĐV chuyển giới đầu tiên tranh tài ở một kỳ Thế vận hội. Sự xuất hiện của VĐV người New Zealand ở nội dung cử tạ hạng 87kg nữ đã trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của truyền thông vài tháng qua và được tranh luận nhiều trong các cuộc họp của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) tại Olympic 2020.

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá nữ Olympic 2021: Mỹ vs Úc, Canada vs Thụy Điển

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá nữ Olympic 2021: Mỹ vs Úc, Canada vs Thụy Điển

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá nữ Olympic 2021: Nữ Mỹ vs Nữ Úc, Nữ Canada vs Nữ Thụy Điển. Xem trực tiếp Olympic trên kênh VTV5, VTV6.

Xem bảng xếp hạng huy chương Olympic 2021 mới nhất

Xem trực tiếp Olympic 2021:

https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá nữ Olympic 2021:

* 15h00, 5/8: Nữ Úc vs Mỹ (VTV5, HCĐ)

Soi kèo Nữ Úc vs Mỹ

* 09h00, 6/8: Nữ Thụy Điển vs Canada (VTV5, HCV)

Soi kèo Nữ Thụy Điển vs Canada

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá nam Olympic 2021:

* 18h00, 6/8: U23 Mexico vs U23 Nhật Bản (VTV6, HCĐ)

* 18h30, 7/8: U23 Brazil vs U23 Tây Ban Nha (VTV6, HCV)

 

 

Giám đốc Y tế và Khoa học của IOC, ông Richard Budgett, đã ca ngợi “lòng dũng cảm và sự kiên trì” của Laurel Hubbard khi quyết định tham dự Olympic 2020. Từng có mặt ở Đại hội Thể thao Thái Bình Dương năm 2019 (Samoa 2019 Pacific Games), sự kiện Laurel Hubbard tranh tài, ông Richard Budgett hiểu rõ những gì VĐV này phải đối mặt khi trở thành “người tiên phong”.

Quyết định dũng cảm

Ban đầu, các quan chức của sự kiện nghĩ rằng Faʻafafin (giới tính thứ 3) rất dễ được chấp nhận trong văn hóa của người Samoa, vì thế người dân địa phương sẽ cởi mở với sự tham gia của Laurel Hubbard tại sự kiện. Nhưng họ đã nhầm. Khi Laurel Hubbard giành huy chương vàng, các tờ báo địa phương đã nói về sự “bất công”. Thủ tướng Samoa lên tiếng kêu gọi IOC xem xét lại các quy tắc, đồng thời cho rằng đất nước mình nên “tận dụng cơ hội” bằng cách mời VĐV chuyển giới tham gia đội cử tạ để có thành tích cao hơn. Phản ứng tiêu cực kinh khủng tới mức Ủy ban Olympic New Zealand đã phải xóa dòng chúc mừng thành tích của Laurel Hubbard trên Twitter.

Ở một sự kiện châu lục quy mô nhỏ đã gây ra phản ứng dữ dội như vậy thì rõ ràng việc Laurel Hubbard bước lên đấu trường lớn như Olympic 2020 sẽ là tâm điểm chú ý của dư luận. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra tại các cuộc họp báo liên quan tới sự xuất hiện của Laurel Hubbard tại Thế vận hội 2020. Các đài truyền hình cũng không ngừng đưa tin về nữ VĐV 43 tuổi này.

Điều không thể tránh khỏi là, một kết quả tốt mà Laurel Hubbard tạo ra ở Olympic 2020 sẽ thổi bùng ngọn lửa tranh cãi, cho rằng VĐV chuyển giới là mối đe dọa với môn thể thao của phụ nữ. Một kết quả tệ thì sẽ được coi như không có gì.

Có điều, Laurel Hubbard đã kết thúc màn thi đấu của mình tại Olympic 2020 mà không thể hoàn thành một lần cử giật thành công nào. Trong lần tiếp cận đầu tiên, Laurel Hubbard không nâng nổi 120 kg, và ở lần thứ hai và thứ ba là 125 kg.

Kết thúc lặng lẽ đồng nghĩa không có tranh luận từ truyền thông và dư luận. Nhưng với IOC thì khác.

Chú thích ảnh
Laurel Hubbard trở thành VĐV chuyển giới đầu tiên tranh tài ở một kỳ Thế vận hội

IOC sẽ thay đổi quy định

Cuộc họp ngắn của IOC hồi đầu tuần đã tập trung bàn về trường hợp của Laurel Hubbard.

Năm 2003, IOC ban hành quy định cụ thể về những điều kiện để VĐV chuyển giới được thi đấu ở Olympic. Họ phải đáp ứng 3 điều kiện bao gồm một cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính, giấy xác nhận giới tính hợp pháp của họ, và trải qua liệu pháp điều trị lượng hormone trước khi tham gia (kéo dài khoảng 2 năm). Đến năm 2015, IOC bãi bỏ hết các quy định này. VĐV chuyển giới chỉ cần chứng minh được lượng testosterone trong cơ thể ít hơn 10 nanomole/lít trong vòng một năm trước khi thi đấu. Việc tham dự các giải đấu lớn vì thế trở nên dễ dàng hơn với VĐV chuyển giới.

Tuy nhiên, quy định mới tiếp tục gây tranh cãi. Genel và Joanna Harper, hai nhà khoa học về VĐV chuyển giới, đã nghiên cứu những lợi thế thể chất còn được giữ trong người sau khi VĐV đã chuyển giới. Họ cho rằng ngưỡng 10 nanomole/lít là quá cao, và quy định nên giảm xuống còn 5 nanomole/lít. Các chuyên gia khác cũng nhận định, cần phải có những quy định tương ứng với từng độ tuổi. Một VĐV có thể có nhiều lợi thế hơn so với những đồng nghiệp nữ, nếu trải qua quá trình chuyển giới sau khi dậy thì.

Trước những ý kiến này, IOC thừa nhận một chính sách tổng thể sẽ rất khó để áp dụng cho một Thế vận hội với nhiều môn thể thao khác biệt. Chẳng hạn, yếu tố về sức mạnh thể chất của VĐV sẽ quan trọng với các môn thể thao như cử tạ, nhưng sẽ không phải là vấn đề với các môn như bắn cung hay bắn súng.

Chính vì vậy, IOC lên kế hoạch sẽ đưa ra những thay đổi về quy định đối với VĐV chuyển giới. Tuy nhiên, từ giờ tới thời điểm đó, IOC cần thêm những nghiên cứu cụ thể hơn nữa về lợi thế thể chất của VĐV chuyển giới. “Các nghiên cứu cần có tính thực tế cao hơn”, Katie Mascagni - phụ trách các vấn đề công chúng của IOC, nhấn mạnh.

Ngoài yếu tố khoa học, IOC sẽ tính tới cả vấn đề nhân quyền, bảo vệ quyền lợi, tạo điều kiện hòa nhập cho VĐV chuyển giới tham gia tranh tài. Rõ ràng sẽ có những vấn đề cần giải quyết, vì mục đích của các tổ chức quốc tế là chuẩn hóa các quy tắc. Rõ ràng sẽ có một mối lo ngại rằng những thay đổi có thể dẫn đến việc người chuyển giới cần phải đáp ứng những yêu cầu khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, làm gia tăng sự phức tạp và giới hạn khả năng tham dự các sự kiện lớn của họ.

IOC và các Liên đoàn thành viên vì thế sẽ phải cân nhắc rất kỹ những vấn đề này trước khi đưa ra quy tắc chung để tạo sự công bằng cho tất cả các bên.

Tất nhiên, họ cần thời gian để có thể làm điều đó, có thể rất lâu sau sự xuất hiện mang tính lịch sử của Laurel Hubbard tại Tokyo 2020.

Khánh Đan

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm