Chuyện giới tính ở Thế vận hội

25/07/2021 21:35 GMT+7 | Olympic 2021

(Thethaovanhoa.vn)- Sự chênh lệch giới tính luôn là vấn đề được bàn đến ở mỗi kỳ Thế vận hội.

Lịch thi đấu bóng đá nam Olympic 2021. VTV6 VTV5 Tây Nam Bộ trực tiếp bóng đá

Lịch thi đấu bóng đá nam Olympic 2021. VTV6 VTV5 Tây Nam Bộ trực tiếp bóng đá

Lịch thi đấu bóng đá Olympic 2021. VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV6 trực tiếp bóng đá nam Olympic Tokyo 2021. Xem bóng đá trực tiếp Olympic 2021 trên kênh VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV6.

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá nữ Olympic 2021:

* 15h00 ngày 27/07: Nữ Mỹ vs Nữ Úc (G, VTV5)

* 15h00 ngày 27/07: Nữ New Zealand vs Nữ Thụy Điển (G)

* 18h00 ngày 27/07: Nữ Nhật Bản vs Nữ Chile (E)

* 18h00 ngày 27/07: Nữ Canada vs Nữ Anh (E)

* 18h30 ngày 27/07: Nữ Hà Lan vs Nữ Trung Quốc (F, VTV5)

* 18h30 ngày 27/07: Nữ Brazil vs Nữ Zambia (F)

 

Xem kết quả bóng đá nam Olympic TẠI ĐÂY

Xem kết quả bóng đá nữ Olympic TẠI ĐÂY

Xem bảng xếp hạng bóng đá nam Olympic 2021 TẠI ĐÂY

Xem bảng xếp hạng bóng đá nữ Olympic 2021 TẠI ĐÂY

 

 

Tại Thế vận hội hiện đại đầu tiên, Athens 1896, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Nam tước Pierre de Coubertin đã không cho phép sự hiện diện của các VĐV nữ. 4 năm sau, tại Olympic Paris 1900, lần đầu tiên đại hội thể thao lớn nhất hành tinh có sự xuất hiện của các nữ VĐV. Có 22 nữ VĐV đã tới Paris, tham dự 5 môn thể thao. Trong khi đó, số lượng nam VĐV là 1.000 người.

Sự chênh lệch về giới tính đã được bàn đến ở nhiều kỳ Thế vận hội. Tới Olympic Tokyo năm nay, sự chênh lệch này đã không còn đáng kể. Thậm chí, lần đầu tiên trong lịch sử, số lượng VĐV nam và nữ tham gia gần như là cân bằng. Theo IOC, trong số 11.000 VĐV tới Tokyo tranh tài, 49% là phụ nữ. Tại Paralympic, tỷ lệ là 40,5%.

Để đạt được sự cân bằng này là thành công trong lịch sử Thế vận hội. Tuy nhiên, những con số không thể che lấp hết những vấn đề còn tồn tại liên quan tới giới tính ở Olympic Tokyo.

Bị loại vì mang thai

Mandy Bujold, 33 tuổi, là một trong những võ sĩ hạng ruồi thành công trên thế giới. Cô từng giành được 11 chức vô địch quốc gia Canada, hai danh hiệu tại Pan-American Games. Năm 2018, con đường chinh phục các danh hiệu của Mandy Bujold bị gián đoạn bởi việc mang thai và sinh con gái Kate Olympia.

Sau thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc con gái nhỏ, Mandy Bujold lên kế hoạch trở lại ở Olympic Tokyo. Do tác động của đại dịch COVID-19, các sự kiện vòng loại của quyền anh bị hủy bỏ và cơ quan quản lý đã quyết định lựa chọn VĐV tham dự dựa trên thành tích của năm 2018 và 2019- giai đoạn Mandy Bujold nghỉ thi đấu để mang thai và sinh con.

Bất bình với quy định này, Mandy Bujold đã phải chiến đấu hòng có được suất tham dự Olympic Tokyo. Mãi tới vài tuần trước khi Thế vận hội Tokyo khởi tranh, Mandy Bujold mới nhận được quyết định thắng kiện từ Tòa án Trọng tài Thể thao.

“Trí tưởng tượng của tôi về Olympic không còn nguyên vẹn. Đó là một trong những cuộc chiến lớn nhất trong sự nghiệp của tôi, trận chiến mang ý nghĩa nguyên thủy, vì nó về giới tính”, Mandy Bujold chia sẻ sau khi kháng cáo thành công.

Quan điểm của cô nhận được sự ủng hộ của truyền thông và dư luận. Cheryl Cooky, chuyên gia nghiên cứu về giới tính tại Đại học Purdue cho biết: “Thể thao đã được xây dựng, thiết kế và tổ chức cho những người tham gia. Khi có các trường hợp ngoại lệ, họ cho nó là trường hợp đặc biệt- một cách diễn giải khác để cho thấy các môn thể thao của nữ giới ít được coi trọng hơn nam giới”.

 

Chú thích ảnh
Mandy Bujold phải trải qua cuộc chiến pháp lý mệt mỏi để giành quyền dự Olympic Tokyo

  

Nuôi con bằng sữa mẹ

Tham dự Olympic xa nhà luôn là thử thách với các nữ VĐV đang làm mẹ. Vài tuần trước lễ khai mạc Olympic Tokyo, một số nữ VĐV đã phàn nàn trên mạng xã hội về khó khăn khi phải lựa chọn giữa gia đình và mục tiêu Olympic.

Ona Carbonell - đội trưởng đội bơi đồng diễn Tây Ban Nha, thấu hiểu điều này bởi cô cũng làm mẹ của cậu con trai mới được 1 tuổi, đang bú sữa mẹ hoàn toàn. Hiểu được tình cảnh của mình và nhiều đồng nghiệp, Ona Carbonell đã liên hệ với Ủy ban Olympic Tây Ban Nha và Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) để tìm kiếm sự hỗ trợ. Tuy nhiên, Ona Carbonell cho biết IOC và nước chủ nhà Nhật Bản đã đặt ra các điều kiện mà cô miêu tả là “không phù hợp để VĐV có thể hài hòa giữa vai trò làm mẹ và công việc của mình”.

“Bạn trai tôi sẽ phải cách ly cùng con trong một khách sạn và hàng ngày tôi phải di chuyển giữa làng VĐV và khách sạn để cho con bú”, Carbonell nói rõ về điều kiện đối với cô. Bởi tình thế khó khăn và không thể đặt đồng đội vào nguy hiểm nếu mình di chuyển ra ngoài quá nhiều, Ona Carbonell buộc phải để con nhỏ ở lại Barcelona.

Carbonell không phải là trường hợp đầu tiên bất đồng với ban tổ chức Olympic về vấn đề mang con nhỏ theo. Cầu thủ bóng rổ người Canada, Kim Smith Gaucher, mới đây đã bức xúc chia sẻ thông qua một video trên Instagram: “Làm một bà mẹ cho con bú, hoặc trở thành một VĐV Olympic, tôi không thể chọn cả hai”.

“Điều đó không thể chấp nhận được. Trẻ sơ sinh không phải người hâm mộ, chúng là những đứa trẻ có nhu cầu bú sữa mẹ”, Nicole M LaVoi- quản lý của Trung tâm nghiên cứu kết nối phụ nữ thành công tại Đại học Tucker bày tỏ quan điểm về vấn đề này. “Bạn không thể khẳng định giá trị và sự tôn trọng của phụ nữ với quy định sai lầm như thế này”.

 

Chú thích ảnh
Ona Carbonell buộc phải để con nhỏ ở lại Barcelona bởi quy định khó khăn từ ban tổ chức Olympic Tokyo

  

Sự mất cân bằng giới tính ở IOC

Trong khi kêu gọi sự bình đẳng giới ở Thế vận hội nhưng chính IOC lại chưa đạt được điều này. Phụ nữ chỉ chiếm 33,3% trong các đơn vị thực thi của IOC và chỉ có 37,5% thành viên của Ủy ban là nữ. “Chúng ta chưa bao giờ có một phụ nữ là Chủ tịch IOC. Điều đó nói lên tất cả”, bà LaVoi nói.

Chưa kể, nỗ lực về bình đẳng giới của IOC đã bị chính những người đàn ông trong tổ chức này làm lu mờ.

Tháng 2/2021, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Olympic Tokyo - cựu thủ tướng Yoshiro Mori đã phải từ chức sau khi có phát biểu kỳ thị giới tính. Theo tường thuật của Kyodo News, ông Mori tại cuộc họp đã nói rằng: “Những cuộc họp của ban chỉ đạo có sự góp mặt của nhiều phụ nữ sẽ tốn thời gian. Phụ nữ có tâm lý ganh đua mạnh mẽ. Nếu một thành viên phụ nữ giơ tay phát biểu, tất cả những người còn lại sẽ đều cảm thấy mình cần phải nói”.

Mới đây nhất, Chủ tịch Ủy ban Olympic Australia- John Coates- đã làm dậy sóng dư luận khi có hành động được coi là “chèn ép” nữ thủ hiến bang Queensland, Annastacia Palaszczuk. Trong cuộc họp chỉ vài giờ sau khi Brisbane giành quyền đăng cai Thế vận hội 2032, ông John Coates nói như thể ra lệnh cho bà Annastacia Palaszczuk rằng bà phải tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Tokyo. Dù bà Annastacia Palaszczuk nói rằng bà không muốn tham dự buổi lễ vì nhiều lý do, ông Coates đáp: “Cô sẽ đến dự lễ khai mạc. Tôi vẫn là phó chủ tịch của nhóm đứng ra tranh cử cho Brisbane đăng cai Thế vận hội. Không ai trong số các bạn ở lại và trốn trong phòng của mình, được chứ?”.

K.Đ
Tổng hợp

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm