Nghịch lý: Cha mẹ luôn dạy trẻ về quyền tự chủ cơ thể nhưng lại "ép" con ôm hôn người khác để thể hiện sự thân thiện

23/12/2022 10:28 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu rằng chúng có quyền nói "không" với bất kỳ hành động đụng chạm thân thể nào nếu chúng không muốn, từ bất kỳ ai, kể cả người quen biết.

Bạn bước vào một buổi họp mặt trong kỳ nghỉ gia đình với con của bạn đi cùng. Nhưng có người Dì cúi xuống và dang tay về phía đứa con nhỏ của bạn: "Lại đây và ôm dì một cái nào!" Con bạn im lặng, lắc đầu thay cho câu trả lời "không" và bám lấy bạn. Bạn thúc giục họ tuân theo: "Ồ, thôi nào, đi ôm dì của con đi. Con đã không gặp dì ấy lâu lắm rồi"!

Ý định của bạn ở đây là tốt. Bạn không muốn làm tổn thương cảm xúc của người thân hoặc khiến con bạn tỏ ra thô lỗ. Nhưng bằng cách gây áp lực buộc trẻ phải thể hiện tình cảm khi chúng không muốn, bạn có thể đang gửi đi những thông điệp trái chiều, khiến trẻ hiểu lầm về việc ai là người chịu trách nhiệm về cơ thể của chúng.

Nguy hiểm khôn lường khi trẻ buộc phải ôm người khác

Theo nhà tâm lý học Aliza Pressman (Mỹ), nhiều cha mẹ nhấn mạnh với con về tầm quan trọng của quyền tự chủ cơ thể (quyền của một người quyết định điều gì xảy ra với cơ thể của chính họ mà không chịu tác động từ bên ngoài) và sự đồng ý (hoặc cho phép điều gì đó xảy ra, trong trường hợp này là đụng chạm cơ thể).

Cha mẹ luôn dạy trẻ về quyền tự chủ cơ thể nhưng lại "ép" con ôm hôn người khác để thể hiện sự thân thiện  - Ảnh 2.

Trẻ sẽ không biết tự bảo vệ bản thân khi bố mẹ ép buộc phải ôm hôn người khác - Ảnh: GETTY IMAGES

Tuy nhiên, nhà tâm lý học lâm sàng Laura Markham cho rằng có sự mất cân bằng quyền lực lớn giữa người lớn và trẻ em. Trẻ thường sợ không đáp ứng yêu cầu của người lớn. Điều này có thể dẫn đến lạm dụng.

Nguồn lây bệnh

Theo bác sĩ người Mỹ, Charlotte Reznic, trong miệng con người luôn có một lượng lớn vi khuẩn. Dù khả năng lây nhiễm từ người lớn khá thấp nhưng với hệ thống miễn dịch yếu của trẻ em, hành động ôm, hôn có thể khiến trẻ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như cúm hoặc một số bệnh nhiễm trùng khác.

Trẻ nghĩ rằng người lớn chạm vào cơ thể mình là bình thường

Bác sĩ Deborah Gilboa, một chuyên gia nuôi dạy con cái cho biết: "Thật khó hiểu khi dạy trẻ quyền riêng tư và an toàn cơ thể, sau đó muốn trẻ phải thân mật với người khác". 

Nhiều cha mẹ thấy bình thường, thậm chí thấy vui vẻ khi người xung quanh muốn được đứa trẻ ôm hôn. Bởi họ cho rằng đó là vì con mình đáng yêu hoặc có điểm đặc biệt, được người khác quan tâm. Thực tế, hành động này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý con trẻ, bởi dần dần, trẻ sẽ nghĩ hành động này là bình thường.

Trẻ không biết đâu là kẻ lạm dụng

Số liệu thống kê từ các báo cáo cho thấy, 70% trường hợp lạm dụng trẻ em đến từ chính các thành viên trong gia đình. Nhà tâm lý học Charlotte Reznick cảnh báo: "Môi và miệng là ranh giới cá nhân". Để người lạ hôn vào môi trẻ đồng nghĩ với việc đường biên giới cơ thể của con đang mở và ai đó có thể xâm nhập vào lãnh thổ của con mà không gặp trở ngại nào.

Khi cưỡng ép con trao và nhận những cử chỉ thân mật từ người lạ, trẻ có thể bị lệch lạc trong nhận thức khi nghĩ rằng không có gì sai với tình cảm bị ép buộc và người thân không bao giờ có thể là kẻ lạm dụng.

Cha mẹ luôn dạy trẻ về quyền tự chủ cơ thể nhưng lại "ép" con ôm hôn người khác để thể hiện sự thân thiện  - Ảnh 3.

Trẻ nghĩ bố mẹ không quan tâm đến mình khi bị ép buộc cảm xúc - Ảnh minh hoạ

Trẻ nghĩ bạn không quan tâm đến cảm nhận của mình

Theo bác sĩ người Mỹ, Karen Days, cha mẹ cần khiến trẻ hiểu rằng nếu có điều gì khiến con không thoải mái thì con không cần làm, nhất là việc trao và nhận các cử chỉ thân mật đến từ người khác, hay ngay cả khi đó là ông bà, chú bác, anh chị em họ hay hàng xóm. Nếu cha mẹ khiên cưỡng ép con, trẻ sẽ bắt đầu nghĩ rằng bạn coi trọng lấy lòng người khác hơn sự thoải mái của chúng.

Cha mẹ nên làm gì để thay con từ chối khéo mọi người

Khi người thân năn nỉ con bạn ôm hôn và đứa trẻ không muốn, bạn rất dễ rơi vào tình trạng bối rối khi cố gắng kiểm soát tình huống và tất cả tình huống đi kèm.

"Chúng tôi thường thấy khó chịu khi mọi người trong gia đình thất vọng, thậm chí thấy xấu hổ vì con không thân thiện với những người mà chúng tôi biết họ yêu chúng'', nhà tâm lý học Pressman nói.

Song, hãy hít một hơi thật sâu và ghi nhớ: Công việc của bạn là hướng dẫn con bạn và dạy chúng tin tưởng vào bản thân. Công việc của bạn không phải là quản lý cảm xúc của người lớn khác.

Trong tình huống khó xử, bạn có thể nói những câu như: "Con chưa muốn ôm cô phải không? Mẹ biết rồi. Có lẽ phải chơi cùng cô nhiều hơn chút con mới muốn ôm'', Markham gợi ý.

Hoặc bạn có thể nói ''Chúng ta phải chào cô ngay bây giờ. Con có muốn làm gì khác không? Chẳng lẽ bắt tay? Con có thể hôn môi xa cũng được?". Markham khuyên nên chọn cách gì đó giúp con thoải mái.

Cha mẹ luôn dạy trẻ về quyền tự chủ cơ thể nhưng lại "ép" con ôm hôn người khác để thể hiện sự thân thiện  - Ảnh 4.

Thay vì ôm hôn, bạn có thể dạy trẻ cách bắt tay, cúi chào hoặc hôn "gió" - Ảnh minh hoạ

Bạn nên dặn con trước khi đến một sự kiện. Con có thể có cách khác để chào như vẫy tay, mỉm cười hoặc nắm tay, nếu chúng không muốn ôm hoặc hôn. Ví dụ: ''Khi chúng ta đến nhà bà sẽ có rất nhiều người họ hàng ở đó. Họ sẽ rất vui khi gặp con. Khi gặp người thân, kể cả người lâu không gặp và không nhớ họ là ai, chúng ta cần chào họ. Nhiều người trong số họ sẽ muốn ôm con. Con có thể ôm họ hoặc có thể nói 'cháu chưa thoải mái để ôm cô nhưng cháu rất vui được gặp cô. Cháu có thể hôn môi xa được không''.

Hãy nói với con, khi chúng từ chối ôm hoặc hôn một người họ hàng, có thể họ sẽ hơi buồn. Tuy nhiên, nếu hành động đó đúng với cảm xúc của con thì chẳng có gì sai cả.

Theo nhà giáo dục giới tính Nadine Thornhill, khi chúng ta quan tâm đến mọi người, chúng ta không muốn làm họ khó chịu hoặc khiến họ khó chịu với chúng ta. Nhưng: "Hãy cho con bạn biết rằng đôi khi mọi người có thể cảm thấy hơi thất vọng khi chúng ta nói 'không' với họ, nhưng họ sẽ ổn thôi. Việc của con bạn không phải là làm cho chúng khó chịu để người khác không bị như vậy."

Nhiếp ảnh gia của Balenciaga bị đe dọa vì bộ ảnh tình dục hóa trẻ em: Thương hiệu nói gì?

Nguyễn Phượng (theo Huffpost)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm