Không... đâm trâu ở Hà Nội

28/08/2011 07:30 GMT+7 | Sự kiện qua ảnh

(TT&VH Online) - Đó là chia sẻ của già làng A Văn, người dân tộc Giẻ Triêng đến từ làng Đăk Gô, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei, Kon Tum với Thể thao & Văn hóa Online trong buổi biểu diễn tái hiện lễ mừng nhà mới theo phong tục của dân tộc mình.

Lý do ông nêu ra là do trâu quá non, không phù hợp với phong tục. Tuy nhiên, đoàn vẫn sẽ biểu diễn nhưng chủ yếu là thể hiện các hình thức chứ không thực hiện đúng lễ đâm trâu như thường diễn ra. Chính vì vậy, dù có rất đông người mong muốn được chứng kiến một buổi lễ đâm trâu thực sự nhưng sự việc đã không diễn ra như dự kiến.

Theo già làng, đâm trâu là một tục lệ truyền thống của một số dân tộc Tây Nguyên. Với mong muốn người dân Hà Nội hiểu hơn về văn hóa, đời sống của người Giẻ Triêng, già làng A Văn đã cùng dân làng Đăk Gô đến biểu diễn tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại tại nghi thức văn hóa này của người Giẻ Triêng:


Sáng ngày 27/8, khách thăm quan làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam sớm tập trung tại khu vực làng của người dân tộc Giẻ Triêng chờ đón một buổi lễ đâm trâu truyền thống. Tuy nhiên, xuất hiện là một chú trâu non mới mọc sừng.


Già làng A Văn, năm nay đã 62 tuổi cùng đại diện người dân làng cho biết, đối với nghi lễ này, trâu phải là trâu mộng, có sức khỏe. Trâu non hoàn toàn không phù hợp với lễ hiến tế nên già làng A Văn sẽ không cho ai đâm trâu đúng như những gì phải có trong buổi lễ.


Thông tin này khiến nhiều người kém vui. Tất cả đều đồng tình rằng, việc chọn 1 con nghé sẽ thực sự làm cho buổi lễ mất đi ý nghĩa "tế nhà mới".


Tuy nhiên, buổi lễ sẽ vẫn diễn ra chủ yếu là để biểu diễn. Thủ tục đầu tiên là đóng sừng. Đây là cách khiến con trâu bị kích động, không khí buổi lễ sẽ sôi động hơn




Tiếp đó, già làng sẽ dẫn đầu đoàn tế nhảy múa, đánh chiêng, trống và ca hát với mục đích ca ngợi cuộc sống tự do, cầu mong hòa bình và dâng lễ vật lên các vị thần linh mong được che chở.


Tùy theo nhịp trống của già làng, đoàn múa sẽ thể hiện các điệu múa khác nhau và ngày càng dồn dập hơn.


Ngoài mục đích ca múa tạo không khí thì đây cũng là cách khiến con trâu hung hãn hơn (đối với trâu trưởng thành) và sẵn sàng cho lễ đâm trâu diễn ra sau đó.


Sau khi đi đủ 1 vòng với các điệu múa, cả đoàn tụ tập lại và reo hò, khích lệ chàng trai được giao nhiệm vụ đâm trâu.




Như đã nói trước, chàng trai được cử ra biểu diễn đâm trâu chỉ đuổi và đâm dọa chứ không đâm chết nhằm đảm bảo không làm mất đi sự linh thiêng.






Sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức bên ngoài, già làng đại diện cho mọi người sẽ mời rượu và bánh các khách mời.



Sau đó, trâu sẽ được đem đi giết thịt để khao khách quý.


Trước khi hóa kiếp cho trâu, già làng A Văn thường làm các thủ tục cần thiết với mong muốn con trâu tế sẽ đến được với các vị thần linh.


Cao Mạnh Tuấn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm