IS sao chép hàng loạt phim Hollywood để tuyển quân

16/06/2017 06:38 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) – Giữa Clint Eastwood và IS không có điểm gì chung? Đã đến lúc nghĩ lại. Trong nỗ lực tuyển quân, IS đang ăn cắp và sao chép hàng loạt cảnh trong những phim Hollywood như America Sniper hay Hunger Games.

Cảnh quay trong phim Flags of Our Fathers (2006) của Eastwood vừa bị tìm thấy trong đoạn phim tuyên truyền dài 22 phút Healing of the Believers’s Chests của IS. Một cảnh bắt chước bộ phim nổi tiếng khác của vị đạo diễn 86 tuổi là American Sniper (2014) cũng xuất hiện trong một video khác của IS, Shoot to Redeem Yourself 2.

Chú thích ảnh
Một cảnh quay trong “Mad Max: Fury Road” đã bị phỏng lại trong đoạn video tuyên truyền tuyển quân “The Raid of Abu Basir al-Qurashi” của IS.

Dự án Chống Chủ nghĩa Cực đoan đã phân tích 1.275 phim do các công ty truyền thông của IS thực hiện. “Tôi không thấy có vẻ gì là Hollywood nhận thức được điều này, nhưng tôi chắc là có rất nhiều cá nhân sẽ lo lắng”, giám đốc dự án Lara Pham cho biết.

Video tiếng Ả Rập Healing, kể câu chuyện có thật về một phi công người Jordan bị IS bắt, bắt đầu bằng cảnh quay trong phim của Eastwood, sau đó là cảnh phi công Jordan buộc phải thú nhận những gì mình đã làm. Khủng khiếp nhất là cảnh phi công bị thiêu sống. (Eastwood chưa trả lời yêu cầu bình luận, Hiệp hội Điện ảnh Mỹ từ chối bình luận).

Những đoạn video vay mượn từ Hollywood trên có khả năng do Al-Furgan Media, một công ty sản xuất phim do IS quản lý, thực hiện. Công ty từng do Abu Muhammad al-Furgan điều hành nhưng kể từ sau cái chết của hắn, không rõ hiện ai đang nắm quyền.

Các video của Al-Furqan được chia sẻ trên mạng xã hội và Youtube, giống như những sản phẩm của những đơn vị tuyên truyền khác nhỏ hơn của IS Salahuddin và Ninawa, lấy các cảnh từ các bộ phim Mỹ. Video Paris Has Collapsed, kỷ niệm vụ tấn công Paris năm 2015, dùng cảnh Eiffef sụp đổ lấy cắp trong phim G.I. Joe: The Rise of Cobra của Paramount.

Chú thích ảnh
Một cảnh trong "America Sniper" (trên) bị IS bắt chước

Nhưng phổ biến hơn cả là tái tạo lại các phim Hollywood. Ví dụ như The Hunger Games (2012) và Mad Max: Fury Road (2015) đã bị IS dựng lại. Ảnh hưởng của những đoạn video này cũng rất khủng khiếp: theo Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ và FBI, năm ngoái, có 39 người đàn ông Mỹ trở nên bạo lực do xem những thước phim này.

“Chiến binh IS bị cấm xem phim Mỹ”, Lara Pham lưu ý. “Vậy mà trớ trêu thay, chúng sử dụng những hình narh này để thu hút mọi người”.

Giả Bình (Theo Hollywood Reporter)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm