'Ngày ấy mình đã yêu', Nhan Phúc Vinh thắng lớn tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc 2018

23/12/2018 08:27 GMT+7 | Giải trí

(Thethaovanhoa.vn) - Tối 22/12, tại Lễ Bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 38, phim Ngày ấy mình đã yêu đã xuất sắc giành giải Vàng và nhiều giải thưởng phụ. Nhan Phúc Vinh giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc.

Phim 'Ngày ấy mình đã yêu' kết thúc ngọt lịm, Hạ hạnh phúc viên mãn bên Tùng

Phim 'Ngày ấy mình đã yêu' kết thúc ngọt lịm, Hạ hạnh phúc viên mãn bên Tùng

Kết phim Ngày ấy mình đã yêu đúng như mong muốn của khán giả, sau tất cả những sóng gió, những người yêu nhau lại về bên nhau, nhưng về theo cách nào là điều khiến khán giả bất ngờ.

Lễ Bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 38 đã chính thức diễn ra tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng tối 22/12. Ban tổ chức đã trao 30 giải Vàng, 56 giải Bạc, 128 Bằng khen cho các tác phẩm dự thi ở 9 thể loại.

Trong đó, ở thể loại Phim truyện truyền hình, hai bộ phim "gây sốt" trong năm qua là Ngày ấy mình đã yêu và Gạo nếp gạo tẻ (phần 1) đã xuất sắc giành giải Vàng.

Chú thích ảnh
"Ngày ấy mình đã yêu" và "Gạo nếp gạo tẻ" (phần 1) đã xuất sắc giành giải Vàng thể loại Phim truyện truyền hình 

Ngoài giải Vàng danh giá, Ngày ấy mình đã yêu cũng giành hai giải phụ cho hạng mục Đạo diễn hình ảnh xuất sắc - đạo diễn Dương Tuấn Anh và Nam diễn viên chính xuất sắc - nam diễn viên Nhan Phúc Vinh.

Chú thích ảnh
Nam diễn viên chính xuất sắc Nhan Phúc Vinh

Cùng với nội dung phim hấp dẫn được chuyển thể từ kịch bản Hàn Quốc, Ngày ấy mình đã yêu còn sử dụng công nghệ làm phim hiện đại. Phim đã được đầu tư kỹ lưỡng và rất chuyên nghiệp trong công tác tổ chức hình ảnh, các khuôn hình gây được ấn tượng mạnh, góp phần tạo nên chất lượng nghệ thuật cao cho bộ phim.

Bên cạnh các yếu tố kịch bản, đạo diễn, hình ảnh… Ngày ấy mình đã yêu còn cho thấy sự đầu tư nghiêm túc về công tác diễn xuất. Tuy kinh phí đầu tư cho sản xuất phim truyền hình còn hạn chế, nhưng nhiều nghệ sĩ, diễn viên như Nhã Phương, Nhan Phúc Vinh, Bảo Thanh, Lương Thế Thành... đã thực sự đầu tư công sức, sáng tạo được những nhân vật điển hình, tạo được hiệu ứng tốt với người xem.

Chú thích ảnh

Với các giải thưởng này, 2018 tiếp tục là một năm thành công của Trung tâm sản xuất phim truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam (VFC). Hồi đầu năm, tại giải Cánh Diều Vàng, Thương nhớ ở ai đã mang về cho VFC giải Phim xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc và Quay phim xuất sắc. 

Tại VTV Awards 2018, Cả một đời ân oán giành Phim truyền hình ấn tượng. Hồng Đăng và Lan Phương giành nam và nữ chính ấn tượng. 

Tại đêm bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 38, BTC cũng trao các giải thưởng:

Giải Nhất cuộc thi ảnh được trao cho phóng viên Trần Đức Long - Báo điện tử VTV News.

Giải Vàng thể loại Phim Tài liệu gồm các tác phẩm: Trở về từ Paris; Nửa thế kỷ thầm lặng; Người vẽ ước mơ; Những thanh niên làng Nam Ô; Lần theo dấu vết.

Giải Vàng thể loại Phóng sự gồm các tác phẩm: Sáp nhập xã, xóm, bản - khó từ đề án; Người mai mối "cuộc tình" Nông dân - Siêu thị; Đường của Thầy; Vị ngọt cho đời; Tour du lịch 0 đồng.

Giải Vàng thể loại Chương trình Truyền hình tiếng dân tộc: Chuyện người nghèo xin thoát nghèo ở Quảng Ninh; Người Mông Yên Bái làm du lịch; Tình ca đại ngàn; Nhớ mãi ơn Người

Giải Vàng thể loại Giao lưu Đối thoại - Tọa đàm: Bản hùng ca mùa xuân - Chân trần chí thép; 30 năm sứ mệnh FDI

Giải Vàng thể loại Chương trình Chuyên đề - Khoa Giáo: Nơi khởi phát nền quân chủ; “Chuyển vị” rùa biển; Căn bệnh bị lãng quên; Trăm dâu đổ đầu tằm – lần lượt của các đơn vị Ban Khoa giáo, Đài THVN; Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam; Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS); Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An.

Giải Vàng thể loại Chương trình dành cho thiếu nhi: Vị quê nhà; Lớn lên em muốn làm gì - Nghề lính cứu hỏa - lần lượt của các đơn vị Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; Trung tâm SX các chương trình giáo dục.

Tiểu Phong

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm