Khi K-pop nâng cao nhận thức về các nền văn hóa trên thế giới

21/10/2021 08:14 GMT+7 | Giải trí

(Thethaovanhoa.vn) - K-pop nhiều năm qua đã bị chỉ trích là “chiếm dụng” văn hóa (cultural appropriation), đặc biệt là văn hóa da màu - để tạo nên sự khác biệt trong các sản phẩm của mình. Vấn đề này không được giải quyết một cách thẳng thắn và trực tiếp cho đến khi có cuộc trò chuyện trực tuyến của Lisa nhóm Blackpink với người hâm mộ.

'LALISA' quá hot, Lisa Blackpink dẫn đầu BXH Nữ idol K-pop tháng 9

'LALISA' quá hot, Lisa Blackpink dẫn đầu BXH Nữ idol K-pop tháng 9

Mới đây, Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc đã công bố bảng xếp hạng danh tiếng của các nữ thần tượng trong tháng 9/2021.

Cuộc nói chuyện ấy vừa diễn ra gần đây, trong đó Lisa của Blackpink đã xin lỗi vì để kiểu tóc tết mà một số người hâm mộ cho là không phù hợp. Đây là kiểu tóc của người da màu - những người vẫn phải đối diện với sự phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới.

Từ câu chuyện của Blackpink

Chú thích ảnh
Lisa của nhóm Blackpink

Lisa là một trong số những ngôi sao K-pop đã lên tiếng về sự “chiếm dụng” văn hóa trong ngành giải trí Hàn Quốc, trong khi nhiều nghệ sĩ bị cho là phớt lờ hoặc giải quyết chuyện này một cách lặng lẽ nhằm giảm thiểu sự chú ý của công chúng. Ví dụ, vào năm ngoái, Blackpink đã bị buộc tội khai thác văn hóa và tôn giáo của Ấn Độ khi nhóm này đưa bức tượng nhỏ của một vị thần vào một trong các video nhạc của họ. Không có lời xin lỗi chính thức nào được đưa ra, nhưng video đã được chỉnh sửa để xóa bức tượng.

Ngoài Lisa, cũng có một số ngôi sao K-pop thể hiện những hành xử tích cực hơn. Cụ thể, các nhóm nhạc Mamamoo và Stray Kids đã công khai xin lỗi vì xuất hiện với “blackface” (hóa trang thành người da màu của văn hóa khác) hoặc Ateez, cũng từng xin lỗi vì để kiểu tóc tết như Lisa.

Gần nhất, hồi tháng 9, Allen Ma - thành viên người Mỹ gốc Đài Loan (Trung Quốc) của nhóm Cravity – bày tỏ sự ân hận sau khi nói với Buzzfeed rằng anh nghĩ K-pop “đánh giá cao chứ không hề chiếm dụng các nền văn hóa khác nhau”. Câu nói của Allen Ma gây nên phản ứng dữ dội từ người hâm mộ khi họ cho rằng thần tượng này cố tình trốn tránh cách làm sai đó.

Có điều, lời xin lỗi từ Lisa, Allen Ma và những ngôi sao khác thường chỉ được đưa ra sau khi người hâm mộ phản ứng gay gắt.

Chú thích ảnh
Nhóm nhạc Cravity

Tự nâng cao nhận thức bản thân

Khi các cuộc trò chuyện về “chiếm dụng” văn hóa trở nên phổ biến hơn, một số nghệ sĩ đã trở thành những người ủng hộ sự thay đổi này. Ví dụ, hồi năm ngoái BTS đã quyên góp 1 triệu USD cho phong trào “Black Lives Matters” mà người hâm mộ đã kết hợp kêu gọi trong vòng 24 giờ.

Hiện tại, với những gì đang diễn ra, các nghệ sĩ K-pop cũng đang bắt đầu có ý thức hơn trong các vấn đề liên quan tới văn hóa cũng như chủng tộc. Màn ra mắt của nhóm nhạc nam P1Harmony hồi năm ngoái đã suýt không thành công khi những bình luận phân biệt chủng tộc được cho là của thành viên người Canada gốc Hàn Keeho (hay còn gọi là Yoon Kee Ho hoặc Stephen Yoon) trong nhóm bị “đào xới” lại ngay trước khi đĩa đơn đầu tiên của họ được phát hành.

Chú thích ảnh
Nhóm nhạc P1Harmony – những người đã lên tiếng về sự nguy hiểm của việc “chiếm dụng” yếu tố văn hóa khác làm sản phẩm của mình

Vào thời điểm đó, Keeho và công ty quản lý FNC Entertainment đã đưa ra lời xin lỗi và giải thích rằng anh dùng chung tài khoản với người khác và không viết bài gây tranh cãi trên. Kể từ đó, Keeho luôn tố cáo phân biệt chủng tộc và các tình huống “chiếm dụng” văn hóa.

Keeho chia sẻ với tờ South China Morning Post rằng âm nhạc của nhóm, đặc biệt là EP April’s Disharmony: Break Out, tập trung vào việc nói lên ý kiến của mình khi bạn có điều gì đó quan trọng muốn nói, và vì vậy anh cảm thấy đặc biệt quan trọng là phải thể hiện thông điệp đó.

“Chúng tôi gần như có trách nhiệm phải lên tiếng và tự giáo dục mình. Nhiều người sợ hãi khi nói về những chủ đề cấm kỵ, đặc biệt khi bạn là nạn nhân. Tôi lớn lên ở Canada, sống trong một cộng đồng đa dạng và cũng từng có cách nghĩ sai lầm rằng việc phân biệt chủng tộc chỉ là một trò đùa” - Keeho thẳng thắn bày tỏ.

Chú thích ảnh
Keeho của nhóm P1Harmony

Keeho cho biết, anh cũng đã truyền đi thông điệp này tới các thành viên khác của nhóm: “Tôi đã nói chuyện với các thành viên khác về sự “chiếm dụng” văn hóa và các vấn đề phân biệt chủng tộc khác. Họ thực sự cởi mở. Và nếu có điều gì đó không hiểu, họ sẽ hỏi tôi và chúng tôi cùng trò chuyện, tìm hiểu về những vấn đề này” - anh kể.

Ngoài việc học hỏi từ kinh nghiệm của chính Keeho, nhóm cũng đã cố gắng tìm hiểu về nguồn gốc của âm nhạc và nghệ thuật truyền cảm hứng cho họ, mà thường là dựa trên các nền văn hóa không phải Hàn Quốc.

“Tôi học hip-hop từ quan điểm của ngành công nghiệp Hàn Quốc, nhưng chúng tôi có kiến ​​thức hạn chế về nó” - Intak, một trong số các rapper của P1Harmony, cho biết - “Nhưng Keeho đã giúp tôi nhận ra góc nhìn của người nước ngoài và học hỏi thêm nhiều kiến ​​thức về văn hóa”.

Một số công ty giải trí ở Hàn Quốc hiện cũng bắt đầu lưu ý về sự cần thiết phải giáo dục nghệ sĩ của họ trước khi sự cố xảy ra. Năm ngoái, một nhóm thực tập sinh trước khi ra mắt (hiện đã tan rã) được gọi là Yours, trực thuộc công ty Deep Studio Entertainment, đã chia sẻ một video về các thành viên trong một lớp học và thảo luận về sự nhạy cảm chủng tộc và sự nguy hiểm của việc “chiếm dụng” văn hóa.

Mặc dù tất cả nội dung của họ đã bị xóa khỏi Internet và Deep Studio không trả lời các yêu cầu phỏng vấn từ The Post, tuy nhiên họa sĩ hoạt hình Yerongss, người có nội dung mà ban nhạc sử dụng cho mục đích giáo dục trong lớp, đã chia sẻ một đoạn video trên mạng xã hội của cô. Đoạn video của Yerongss đã trở nên phổ biến trên mạng xã hội.

“Văn hóa Hàn Quốc đang trở nên phổ biến trên toàn cầu. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tìm hiểu các nền văn hóa và lịch sử khác nhau đồng thời cải thiện bản thân. Những nỗ lực này là cần thiết” - Yerongss viết.

Không phải hiện tượng cá biệt trên thế giới

Việc các nghệ sĩ không phải người da màu hưởng lợi từ việc “chiếm dụng” các yếu tố của nền văn hóa Mỹ gốc Phi liên tục xuất hiện trong nền giải trí thế giới những năm gần đây chứ không riêng gì K-pop. Mới tuần trước, Jesy Nelson, cựu thành viên của nhóm nhạc nữ Anh Little Mix, đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ người hâm mộ sau khi phát hành đĩa đơn solo Boyz. Khán giả cho rằng, ngôi sao này đề cập đến việc “blackfishing” (hành vi của những người da trắng với mục đích cố tình bắt chước những người da đen, thường có trong làng giải trí).

Việt Lâm (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm