Của cho không bằng cách cho

05/01/2019 06:49 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Những ngày cuối tháng 12 vừa qua, chính xác là vào ngày 30/12/2018, dư luận được một phen dậy sóng khi trên mạng xã hội Facebook, giám đốc một doanh nghiệp bất động sản đã đăng tải dòng trạng thái rất dài để chia sẻ sự bức xúc về cách thức đối xử của VFF khi doanh nghiệp này tiến hành tặng quà tài trợ cho đội tuyển Việt Nam sau chức vô địch AFF Suzuki Cup 2018.

Asian Cup 2019. Lịch thi đấu của Việt Nam tại Asian Cup 2019. VTV6. VTV5. Trực tiếp bóng đá

Lịch thi đấu Asian Cup 2019. Lịch thi đấu của Việt Nam tại Asian Cup 2019. VTV6. VTV5. Trực tiếp bóng đá

Asian Cup 2019. Lịch thi đấu Asian Cup 2019. Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2019. VTV6, VTV5 trực tiếp bóng đá Asian Cup 2019. Trực tiếp bóng đá Việt Nam.

Việt Nam, Asian Cup 2019, lịch thi đấu Asian Cup 2019, lịch thi đấu bóng đá Việt Nam, VTV6, truc tiep bong da, xem VTV6, trực tiếp bóng đá Việt Nam, VTV5, trực tuyến

Dòng trạng thái của vị giám đốc doanh nghiệp bất động sản này có đoạn (nguyên văn): “Là một doanh nghiệp chúng tôi muốn tặng tiền nhưng chúng tôi xin được đăng tin, PR để truyền thông về việc làm tốt của chúng tôi?

Xin thưa, VFF yêu cầu ko được đưa tin & mời báo chí gì hết... Và mãi đến cuối tháng 12 khi đã vô địch AFF thì VFF muốn lấy tiền của chúng tôi thì họ phải làm theo yêu cầu và thế là họ đưa ra một ông trợ lý & hai cầu thủ đã ko được tham dự giải châu Á sắp tới là Anh Đức và Đình Trọng (1 là quá tuổi, một chấn thương) ra gặp chúng tôi như kiểu cho xong việc (các bạn có thể nhìn thái độ ô trợ lý HLV này). Lưu ý, khi đó tại VFF có đầy đủ cả HLV cũng như các cầu thủ (vì hôm đó có nhiều đơn vị trao tặng) & tất nhiên cũng ko được đưa tin.

Là doanh nghiệp chúng tôi là người đi tặng tiền cho bóng đá VN, đi làm từ thiện... Trời ơi??? Khổ vậy sao? Đi tặng tiền cho VFF chứ có phải đi xin tiền VFF, và VFF ko phải là bố chúng tôi, nhá. Vậy thử hỏi nếu chúng tôi đi xin họ vài cái giấy mời AFF thì ra sao nhỉ? chắc là đợi đến “mùa xuân” ả rập (thôi, ko muốn tưởng tượng nữa)”.

Thông tin mà vị giám đốc này đưa ra có thể sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy bất ngờ vì không nghĩ rằng công việc trao tặng tiền thưởng cho đội tuyển Việt Nam lại nhiêu khê, rắc rối đến như vậy, và phải chăng VFF đã “thất thố” khi không làm hài lòng một doanh nghiệp hảo tâm đã ủng hộ đội tuyển Việt Nam mà không cần đòi hỏi quyền lợi trả lại?
Câu trả lời là không, bởi ngay khi đội tuyển Việt Nam giành thắng lợi ở trận chung kết lượt đi AFF Suzuki Cup 2018 trước Malaysia và coi như chạm một tay vào chức vô địch, đã có vô khối doanh nghiệp tìm đến VFF để xin tài trợ cho đội tuyển Việt Nam, và con số này càng được nhân lên gấp mấy lần sau khi AFF Suzuki Cup 2018 kết thúc.

Tuy nhiên, chỉ có những nhà tài trợ đã đồng hành cùng bóng đá Việt Nam trong thời gian dài, đặc biệt là trải qua giai đoạn năm 2017 cực kỳ khó khăn, khi đội tuyển U23 Việt Nam bị loại ngay ở vòng bảng SEA Games 2017, thì mới được VFF tổ chức lễ tôn vinh trang trọng để ghi nhận công sức và sự kiên trì của họ, còn những nhà tài trợ mới đến lúc đội tuyển vừa đăng quang thì không thể được hưởng đãi ngộ như vậy.

Đấy còn chưa kể tới việc thương quyền của các ĐTQG Việt Nam đã được VFF giao cho một đơn vị khai thác, và do đó mọi hoạt động thương mại sử dụng hình ảnh của đội tuyển Việt Nam đều phải nhận được sự cho phép của đơn vị này.

Vì thế, không chỉ doanh nghiệp bất động sản nói trên mà một số doanh nghiệp khác mới tài trợ cho đội tuyển Việt Nam chưa lâu cũng chỉ được phép tặng quà cho đại diện đội tuyển chứ không phải toàn bộ BHL cũng như các cầu thủ, và hoạt động tặng quà này cũng không được tuyên truyền quảng bá rộng rãi.

Tuy nhiên, hầu như không có doanh nghiệp nào bức xúc vì điều này, bởi mỗi cuộc chơi đều có luật lệ riêng của nó, và nếu hiểu được rằng một khi đơn vị khai thác thương quyền của các đội tuyển quốc gia đã ký hợp đồng với VFF thì họ có nghĩa vụ phải cung cấp nguồn tài chính ổn định cho các đội tuyển quốc gia hoạt động, bất chấp thành tích đạt được là tốt hay xấu, thì có lẽ sẽ không có nhiều ý kiến chê trách VFF “nhất bên trọng, nhất bên khinh”.

Chẳng phải những CĐV bóng đá chân chính vẫn hay nói với nhau rằng: "Nếu bạn không bên cạnh khi đội bóng thất bại thì đừng bao giờ tung hô lúc đội bóng thành công” đấy sao?

Suy rộng ra thì chuyện tài trợ cho bóng đá cũng vậy, những doanh nghiệp đã gắn bó với đội bóng ngay cả ở thời điểm tăm tối nhất thì đương nhiên phải nhận được sự đối xử khác biệt so với các doanh nghiệp chỉ vừa đến lúc đội bóng đang rực rỡ ánh hào quang, dù rằng xét về lý thuyết thì đồng tiền nào cũng đáng quý, đáng trân trọng như nhau.

Giả sử VFF phát đi thông báo kêu gọi các nhà tài trợ chung tay ủng hộ và tặng quà cho đội tuyển Việt Nam nhân chức vô địch AFF Suzuki Cup 2018, thì những doanh nghiệp đã bỏ tiền tài trợ đội tuyển Việt Nam có thể yêu cầu quyền lợi này kia trong phạm vi giải quyết của VFF, và họ cũng có thể phàn nàn nếu như thấy mình không được trả lại quyền lợi một cách đầy đủ và tương xứng.

Thế nhưng, câu chuyện ở đây lại hoàn toàn khác, khi có doanh nghiệp chủ động tìm đến đội tuyển Việt Nam để xin tài trợ nhằm mục đích đánh bóng thương hiệu, và khi không được thỏa mãn yêu cầu thì đưa ra những lời lẽ nhận xét khó nghe, xúc phạm nghiêm trọng tới những cầu thủ đã vì đội tuyển Việt Nam mà hy sinh sức lực và cả xương máu, theo đúng nghĩa đen của từ này.

Chẳng lẽ chỉ cần mang tiền tới tặng cho đội tuyển Việt Nam rồi muốn nói sao thì nói?

Hỏi cũng chính là đã trả lời!

Không chỉ làm dậy sóng cộng đồng mạng về sự bức xúc liên quan tới cách hành xử của VFF, vị giám đốc doanh nghiệp nói trên còn nhận phải vô số “gạch đá” khi nhận xét về tiền đạo Anh Đức và trung vệ Đình Trọng, 2 cầu thủ đại diện cho tập thể các tuyển thủ tới nhận thưởng, là “1 là quá tuổi, một chấn thương”.

Đây là thái độ rất đáng phê phán, bởi cả Anh Đức và Đình Trọng đều là những công thần quan trọng bậc nhất trong thành công của đội tuyển Việt Nam ở AFF Suzuki Cup 2018, khi Anh Đức là cây ghi bàn số một và là tác giả bàn thắng quyết định ở trận chung kết lượt về, còn Đình Trọng là vị trí then chốt ở hàng thủ, và việc 2 cầu thủ này không thể tham dự Asian Cup 2019 hoàn toàn là chuyện bất khả kháng, vì ở tuổi 34 thì Anh Đức không thể tham dự quá nhiều giải đấu diễn ra gần nhau, còn Đình Trọng cần phải nghỉ thi đấu để điều trị chấn thương mẻ xương bàn chân.

Thế mà chỉ với khoản tài trợ 1 tỷ đồng cho đội tuyển Việt Nam, vị giám đốc doanh nghiệp bất động sản nói trên lại tự cho mình cái quyền được đánh giá 2 thành viên của đội tuyển Việt Nam tại AFF Suzuki Cup 2018 bằng những lời lẽ không thể nói là có đủ sự tôn trọng cần thiết.

Huy Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm