Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Chính phủ Mỹ ngày 20/5 đã công bố 3 biện pháp mới nhằm chống lại những tội ác thù hận ở nước này sau vụ xả súng hàng loạt tại Buffalo hồi tuần trước.
Với 219 phiếu thuận và 206 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 12/10 đã thông qua dự luật tạm thời nâng mức trần nợ công của nước này lên 28.900 tỷ USD. Dự luật này trước đó đã được Thượng viện thông qua.
Thượng viện Mỹ vẫn còn tranh cãi về một dự luật chi tạm thời, trong khi chỉ còn một ngày nữa để ngăn chặn kịch bản đóng cửa chính phủ.
Thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ trong 6 tháng đầu của tài khóa 2021 (bắt đầu từ ngày 1/10/2020) đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân được xác đinh là do các tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến nguồn thu từ thuế bị sụt giảm, trong khi chi tiêu cho các biện pháp cứu trợ dịch bệnh tăng vọt.
Theo các quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ, chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ gửi một khoản tiền trị giá khoảng 4 tỷ USD cho Liên minh toàn cầu về vaccine (Gavi) để hỗ trợ cho sáng kiến hợp tác vaccine toàn cầu COVAX nhằm tăng tốc phát triển và phân phối vaccine cho các nước có thu nhập thấp.
Chính phủ và Quốc hội Mỹ đang tiến gần tới một thỏa thuận về việc nâng mức trần nợ công. Tuyên bố trên được Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đối diện với nguy cơ cạn ngân sách hoạt động vào đầu tháng 9 tới.
Nợ công của Mỹ đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 22.000 tỷ USD, tương đương Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 3 nền kinh tế lớn là Trung Quốc, Nhật Bản và Đức cộng lại.
AP đưa tin quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney ngày 27/1 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng cho việc chính phủ nước này đóng cửa lần 2 nếu Quốc hội không hợp tác với ông để bảo vệ biên giới phía Nam.
Giới chuyên gia kinh tế nhận định tình trạng một phần Chính phủ Mỹ đóng cửa không chỉ khoét sâu thêm những mâu thuẫn giữa các nghị sĩ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Đồi Capitol, mà còn đang gây thiệt hại cho nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Tính đến ngày 12/1, một phần Chính phủ Mỹ đã ngừng hoạt động trong 22 ngày liên tiếp, đánh dấu đợt "đóng cửa" chính phủ dài ngày nhất trong lịch sử nước này.
Ngày 10/1, trong chuyến thăm tới biên giới Mỹ-Mexico, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của "bức tường an ninh", bất đồng đang khiến chính phủ nước này hiện phải ngừng hoạt động một phần.
Ngày 9/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tham dự cuộc gặp tại Nhà Trắng với giới lãnh đạo nghị sĩ của đảng Dân chủ liên quan đến thỏa thuận về khoản ngân sách xây dựng bức tường biên giới với Mexico.
Bế tắc chính trị liên quan yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donal Trump cấp ngân sách xây bức tường biên giới Mỹ-Mexico, dẫn tới việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần trong suốt 3 tuần qua, đã gây ra những tác động dây chuyền tới cộng đồng khoa học nước này.
Ngày 4/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nghị sĩ cấp cao đảng Dân chủ đã một lần nữa không đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng chính phủ đóng cửa một phần hiện hiện đã bước sang ngày thứ 14 liên tiếp.
Rạng sáng 22/12 (giờ địa phương), một phần Chính phủ Mỹ chính thức ngừng hoạt động vì Quốc hội nước này không thể thông qua một dự luật chi tiêu cho chính phủ trước hạn chót 21/12