Để cứu bóng đá châu Âu, phải cứu các giải VĐQG

31/05/2020 13:29 GMT+7 | Bóng đá Italy

(Thethaovanhoa.vn) - Việc người Anh, Ý và Tây Ban Nha đang hối hả làm mọi cách, từ cãi nhau cho đến bất hòa, và rồi kiếm tìm sự thỏa hiệp quanh những vấn đề đang cản trở quá trình đưa trái bóng lăn trở lại, thực ra chỉ phản ánh một sự thật mà họ đang hướng tới: Càng nhanh trở lại, càng hạn chế những thiệt hại nặng nề về tài chính do đại dịch gây ra.

Bóng đá Việt Nam hôm nay: Bình Dương vs Thanh Hóa (17h). Hà Nội vs Đồng Tháp (19h)

Bóng đá Việt Nam hôm nay: Bình Dương vs Thanh Hóa (17h). Hà Nội vs Đồng Tháp (19h)

Bóng đá Việt Nam hôm nay: Bình Dương vs Thanh Hóa (17h). Hà Nội vs Đồng Tháp (19h.  Trực tiếp bóng đá cúp Quốc gia 2020. Lịch thi đấu bóng đá Việt Nam hôm nay. Tin tức bóng đá Việt Nam.

1. Ở Italy, người ta nói rằng, ngay cả chiến tranh cũng không làm gián đoạn bóng đá lâu đến thế. Trong Thế chiến II, bom đạn rơi và người đã chết, nhưng trái bóng vẫn lăn. Còn bây giờ, con virus lướt qua châu Âu đã giáng những đòn nặng nề lên tất cả chỉ trong ba tháng các giải vô địch không thể diễn ra. Sự trì hoãn lâu hơn nữa của các giải vô địch, từ Anh, Tây Ban Nha đến Italy, là nguy cơ khủng khiếp với tất cả, bởi người ta không thể lùi hơn được nữa, khi đã hầu như chắc chắn phải đá trận chung kết Champions League vào ngày 29/8 để rồi ngay sau đó, mùa bóng 2020-21 sẽ khởi tranh. Khi các giải VĐQG được cứu thì các ĐTQG sẽ kêu cứu. Lịch thi đấu của các ĐTQG châu Âu trong tháng 9 cho Nations League có thể sẽ bị huỷ bỏ, bởi lịch thi đấu mùa bóng mới của các giải VĐQG và Cúp châu Âu thời điểm đó rất dày.

Chưa hết, việc EURO 2020 chuyển sang đá mùa Hè 2021, với trận khai mạc ngày 11/6, sẽ khiến các giải VĐQG buộc phải có những giải pháp khác nhau nhằm hạn chế tình trạng quá tải cho các cầu thủ do có quá nhiều trận đấu trong thời gian vài tháng.

2. Báo chí Italy đã đưa ra giải pháp về việc thay đổi thể thức thi đấu của Serie A, nếu như mùa bóng mới khởi tranh chậm nhất là ngày 1/10/2020: Đá lượt đi 19 trận như thể thức hiện tại, nhưng ở lượt về, 10 đội đứng đầu BXH sau lượt đi sẽ đá vòng tròn tìm ra nhà vô địch và 10 đội đứng dưới sẽ đá với nhau để phân định xuống hạng và trụ hạng. Nhưng điều quan trọng hơn cả, trước hết, cần “xử lý” xong phần còn lại của mùa bóng này. La Liga dự kiến sẽ trở lại ngày 8/6, Premier League ngày 12/6 hoặc 19/6, Serie A định trở lại ngày 13/6 hoặc 20/6.

Chú thích ảnh
Serie A, cũng như La Liga và Premier League đang hối hả để trở lại nhằm tránh thiệt hại tài chính

Xa hơn nữa sẽ là thảm họa thực sự, vì 2 lẽ: 1) việc trì hoãn sẽ ảnh hưởng đến mùa bóng mới 2020-21, và 2) việc các giải đó kết thúc muộn sẽ khiến họ bất lợi so với các CLB của Bundesliga trên thị trường, không chỉ về chuyển nhượng mà còn cả trên khía cạnh truyền hình và tài trợ. Với việc đã tái đấu được 3 vòng và không có bất cứ vấn đề nào xảy ra, đồng thời tạo ra những ấn tượng đẹp về sự quyết tâm và khả năng tổ chức, người Đức đang có những lợi thế nhất định so với các đồng nghiệp Anh, Tây Ban Nha và Serie A về mặt hình ảnh, ảnh hưởng và sức thu hút tài chính trong thời gian tới. Sự trở lại của những Messi, Ronaldo và Bruno Fernandes do đó rất được mong chờ. Nếu không, thiệt hại là vô cùng lớn, và không chỉ họ bị ảnh hưởng, mà những CLB nhỏ và trung bình, vốn sống bằng các khoản lợi nhuận từ việc bán đi những cầu thủ hay nhất của họ, còn chịu tác động nặng nề hơn nữa.

3.Tuy nhiên, nếu trái bóng có lăn trên các sân không khán giả và mùa này có thể kết thúc được, một nghiên cứu của Deutsche Bank cho biết, nhóm các đại gia châu Âu vẫn sẽ thiệt hại vô cùng nặng nề về tài chính. Barcelona có thể thiệt hại tầm 450 triệu euro, khiến doanh thu của họ giảm còn một nửa so với mùa trước (đạt 841 triệu), Real mất 400 triệu, MU mất 360 triệu, trong khi PSG thâm hụt tầm 360 triệu, còn Juventus và Inter sẽ lỗ 215 triệu. Sẽ phải mất khá lâu nữa, bóng đá mới “khỏe” trở lại, nhưng những tác động của đại dịch có lẽ cũng sẽ là cú hích dẫn đến những điều chỉnh cần thiết nhằm thay đổi hệ thống tài chính của bóng đá châu Âu, như đã có những gợi ý về việc áp dụng mức lương trần hoặc giảm bớt số lượng các đội bóng ở những giải lớn nhất.

Con đường phía trước vẫn còn rất dài và gập ghềnh…

Anh Ngọc

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm