Những cầu thủ Việt khốn khổ vì chấn thương dây chằng

03/09/2020 06:30 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Được giới khoa học thể thao đánh giá là “cơn ác mộng” của bất kỳ cầu thủ nào, từ phong trào đến chuyên nghiệp, chấn thương dây chằng không chừa bất cứ ai và có thể khiến nhiều người chia tay sân cỏ trong nước mắt.

Đình Trọng vẫn ổn dù phẫu thuật lần 3 và nghỉ hết năm 2020

Đình Trọng vẫn ổn dù phẫu thuật lần 3 và nghỉ hết năm 2020

Lần thứ 3 trong vòng hơn 1 năm, trung vệ Trần Đình Trọng phải tiến hành phẫu thuật để chữa trị dứt điểm chấn thương đầu gối gặp phải vào tháng 6 năm ngoái. Theo đó, trung vệ sinh năm 1997 đã tiến hành tiểu phẫu ở sụn chêm đầu gối trái tại TP.HCM mới đây.

Bóng đá Việt Nam ngay từ khi hội nhập trở lại với bạn bè khu vực hồi thập niên 90 của thế kỷ trước đã chứng kiến chấn thương dây chằng đầu gối cướp mất một chân sút thượng hạng của đội tuyển. Đó là Trần Minh Chiến. Tiền đạo hàng đầu của bóng đá Việt Nam mới 19 tuổi nhưng đã giúp Việt Nam vào chung kết SEA Games năm 1995 bằng bàn thắng quý giá ở bán kết (thắng Myanmar).

Nhưng chỉ sau đó 3 năm, Minh Chiến chính thức giã từ sự nghiệp đỉnh cao ở tuổi 22 vì chấn thương gối dai dẳng. Khi sang Đức tập huấn, đồng đội của Minh Chiến kể lại cầu thủ này được điều trị rất khoa học nhưng khi đó, trở về Việt Nam, với những hiểu biết rất sơ sài về y học thể thao, Minh Chiến cũng như CLB không ý thức được chấn thương của mình nên vẫn thi đấu, dẫn đến hậu quả tai hại.

Một cầu thủ khác là hậu vệ trái Đức Thắng cũng phải giải nghệ từ khá sớm vì chấn thương đầu gối. Tiền vệ tài hoa bậc nhất nền bóng đá Nguyễn Hồng Sơn cũng phải mổ gối tới 2 lần. Tuy nhiên, Hồng Sơn vẫn nỗ lực trụ lại khá lâu hơn các đồng nghiệp kém may mắn đã nêu.

Dù vậy, Hồng Sơn vẫn không ít lần tâm sự chấn thương đầu gối hành hạ không chỉ thi đấu mà cả khi giải nghệ, chuyện bị đau khi thời tiết lạnh (đặc trưng của chấn thương dây chằng đầu gối sau mổ) là bình thường.

bóng đá Việt Nam, tin tức bóng đá, bong da, tin bong da, Đình Trọng, Đình Trọng phẫu thuật, Hà Nội FC, V League, HLV Chu Đình Nghiêm, Park Hang Seo, VFF, VPF
Công Vinh từng phải bán xe ôtô để chữa trị chấn thương. Ảnh: VSI

Sau Minh Chiến, tiền đạo đàn em Đặng Thanh Phương của Thể Công cũng khiến bóng đá Việt Nam tiếc nuối khi giải nghệ năm 24 tuổi vì chấn thương gối.

Kế tiếp, tiền vệ có thể hình rất lý tưởng với lối chơi đầy hào hoa Nguyễn Hữu Thắng cũng phải sớm chia tay sân cỏ vì chấn thương. Đội trưởng U23 Việt Nam cùng thời Văn Quyến, Quốc Vượng ở SEA Games 22 năm 2003 được đánh giá sẽ là tương lai nền bóng đá.

Nhưng chỉ 3 năm sau, Hữu Thắng gặp chấn thương gối và xuống phong độ. Hữu Thắng cố gắng chơi cho B.Bình Dương thêm vài mùa giải sau đó nhưng không bao giờ chơi tốt như xưa.

Năm 2010, chân sút số 1 ĐTQG Lê Công Vinh cũng khốn khổ với chấn thương đầu gối. Trong tự truyện của mình, Công Vinh cho biết đã sụp đổ tinh thần và phải bán đi nhiều tài sản giá trị để sang mổ chấn thương tại Bồ Đào Nha theo giới thiệu của HLV Calisto. May mắn cho tiền đạo này là anh đã hồi phục thần kỳ sau ca mổ tốn gần 1,5 tỷ đồng và có thể thi đấu cho đến khi giải nghệ năm 2016.

Giới nghiên cứu khoa học đánh giá, chấn thương đứt dây chằng đầu gối trong bóng đá chuyên nghiệp ngày càng tăng, khoảng 6% mỗi năm. Lý do có thể bởi bóng đá hiện đại ngày càng nhanh và quyết liệt hơn, các cầu thủ phải vận động cường độ cao liên tục nên thể lực không đảm bảo, dẫn đến điều đáng tiếc.

V.H

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm