Nhà báo Nguyễn Lưu: 'U22 Việt Nam ráng lấy Vàng trước khi ra biển lớn'

27/11/2019 09:30 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Rất nhiều người đã ví von Đại hội thể thao Đông Nam Á - SEA Games như “ao làng” vì sự bất cập cũng như yếu kém trong công tác tổ chức. Nhưng nhà báo thể thao kỳ cựu Nguyễn Lưu - một người đã tác nghiệp kinh qua nhiều kỳ SEA Games và cả những giải đấu thể thao quốc tế khác chia sẻ cùng Thể thao&Văn hóa góc nhìn của mình về ngày hội thể thao “đến hẹn lại lên” của khu vực.

Lịch thi đấu SEA Games 30: Lịch thi đấu SEA Games 30 môn bóng đá nam

Lịch thi đấu SEA Games 30: Lịch thi đấu SEA Games 30 môn bóng đá nam

Lịch thi đấu SEA Games 30: Lịch thi đấu SEA Games 30 môn bóng đá nam. Xem trực tiếp bóng đá U22 Việt Nam trên VTV6. Xem bóng đá trực tiếp VTV6: U22 Philippines vs Campuchia.

Lịch thi đấu, kết quả và trực tiếp bóng đá nam SEA Games 30:

* Xem bảng xếp hạng bóng đá nam U22 SEA Games 2019 mới nhất TẠI ĐÂY:

https://www.flashscore.com/football/asia/southeast-asian-games/standings/

* U22 Thái Lan 0-2 U22 Indonesia

* U22 Lào 0-0 U22 Singapore

* 15h00 ngày 27/11, U22 Myanmar vs U22 Philippines (bảng A, VTV6)

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

* 19h00 ngày 27/11, U22 Campuchia vs U22 Timor-Leste (bảng A, VTV6)

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

SEA Games và chuyện “lệ làng”

"Nhìn các đội tuyển U22 thi thố trên những sân đấu như thế, khi nghe những phàn nàn về công tác tổ chức của nước bạn Philippines mấy hôm rồi, tự dưng tôi nhớ về những kỳ SEA Games mà mình đã trải qua, đã tận mục sở thị. “Ký sự Pa lem nhem”, đó là tiêu đề một bài viết của anh bạn đồng nghiệp trẻ tuổi khi nói về kỳ SEA Games 26 được tổ chức ở Palembang (Indonesia) năm 2011. Có thể đó là cách chơi chữ của bạn ấy nhưng điều này cũng đã phản ánh đa chiều cùng những lát cắt trong nhiều chiều của SEA Games”. Nhà báo Nguyễn Lưu trải lòng.

"Thôi thì biết vậy! nhưng rồi chúng ta cũng phải chấp nhận đó là thực tế. Chúng ta phải đôi lúc cảm thông cho thực tế đó, bởi điều kiện cũng như vấn đề liên quan không được như ý muốn. Mà có thế, SEA Games mới được gọi tên “ao làng”. Cũng có thể vài ngày trước khi bắt đầu mọi thứ liên quan đến công tác tổ chức sẽ còn ngổn ngang nhưng rồi đâu sẽ tươm tất vào đấy khi đại hội trải đi được vài ngày. Hơn thế, lúc này điều kiện của các bạn Philippines cũng không hẳn sum sê khi cứ đối mặt với thiên tai bão lũ liên hồi.

Chú thích ảnh
Nhà báo Nguyễn Lưu

Cứ mỗi kỳ SEA Games diễn ra sẽ có nhiều những tranh cãi bất tận về tính chuyên nghiệp theo tinh thần thể thao đúng nghĩa. Các môn thi đấu khác hay bóng đá cũng vậy thôi. Nó đã như mặc định dưới góc độ nào đó theo kiểu cho nó đông, nó vui. Dù gì đi nữa, tôi cho rằng phải đổi mới SEA Games trên tinh thần Olympic. SEA Games phải là đại hội thể thao cao thượng, đưa thể thao khu vực phát triển theo trình độ của châu lục và thế giới. Tình trạng quốc gia nào đăng cai SEA Games cắt bỏ môn, nội dung mạnh của nước khác để giành thành tích về cho đoàn mình cần phải loại bỏ. Tư duy ngắn hạn và cả dùng tiểu xảo để có thành tích không nên tồn tại trong thể thao bởi đó không phải tinh thần của thể thao Olympic.

Câu chuyện này đã ăn sâu vào nếp nghĩ, để thay đổi không hề giản đơn và cần thời gian cũng như những quyết liệt trong thời gian đến. Còn ngược lại, mọi thứ chỉ là ngày hội không hơn không kém chứ không phải những cuộc tranh đua thật sự để đánh giá, khẳng định hay nâng tầm chất lượng".

HCV bóng đá nam - Giấc mơ con?

Nhà báo Nguyễn Lưu đã chia sẻ những nghĩ suy của mình: “Chúng ta thấy thực tế thế này, phải có được tấm HCV bóng đá nam SEA Games đã từ rất lâu rồi luôn được gọi tên “giấc mơ vàng” của bóng đá Việt Nam. Thậm chí đây còn là nỗi ám ảnh đối với từng thế hệ cầu thủ mỗi khi tham dự Đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi kỳ SEA Games, mình lại nghe điệp khúc: “Không vô địch bây giờ thì khi nào mới vô địch - Không vô địch thì phí”.

Ở chiều ngược lại, không ít ý kiến cho rằng HCV SEA Games vào lúc này được cho là không còn xứng tầm với tham vọng của chúng ta nữa. Tranh cãi cùng bắt đầu từ đây, tranh cãi cũng nổ ra khi ông Park chấp nhận phân thân cho những mục tiêu của cả 2 đội tuyển. Vậy có cần và có bằng mọi cách để lấy được vàng hay thôi bỏ qua vì đó là “ao làng”.

Chú thích ảnh
Với bóng đá Việt Nam, tấm HCV SEA Games mang yếu tố tâm lý nhiều hơn là thành tích chuyên môn. Ảnh: Hoàng Linh

Có ý kiến cho rằng ông Park không cần phải “mặn mà” với nhiệm vụ lần này vì có vô địch cũng chẳng giúp đội tuyển Việt Nam có thêm điểm số tích lũy để tăng thêm bậc nào trên bảng xếp hạng FIFA. Chiều ngược lại, người ta cho rằng phải có Vàng mới đủ cơ sở để định danh vị thế của bóng đá nước nhà. Nhìn ở khía cạnh nào đó, sau chức vô địch AFF Cup 2018, bây giờ tiếp tục xưng vương tại SEA Games 30 lần này thì ta mới là ‘ông trùm” khu vực. Nếu vô địch trên đất Philippines, đó sẽ là bước đệm tinh thần cực kỳ to lớn cho đoàn quân của ông Park tại VCK U23 châu Á diễn ra sau đây hơn 1 tháng. Chúng ta có thể coi đó như là một luận điểm, một giải thích có lý để dừng những tranh cãi hay thắc mắc.

Đến đây, tôi muốn đặt ra giả thiết nếu bóng đá chúng ta đã có được một lần giành Vàng SEA Games trong các kỳ tham dự đã qua, nhất là đã có đến 5 lần vào chơi trận chung kết thì liệu rằng cái đích đặt ra lần này phải vô địch nó có mãnh liệt đến mức đó không!? Có thể hiểu được “bứt rứt” của cả nền bóng đá nước nhà khi mà 60 năm qua chưa một lần nào chúng ta có được tấm HCV môn bóng đá nam. Ngay cả Indonesia, Myanmar, Malaysia đều cũng đã lần giành vàng.Thái Lan thì họ lên ngôi ở sân chơi này đến tận 15 lần trong lịch sử. Vậy mà, chúng ta vẫn cứ phải đau đáu với điều này. Phải chăng vì lẽ đó mà chiếc HCV SEA Games cứ ám ảnh bao thế hệ cầu thủ Việt Nam để rồi giờ đây khi mà người Thái chỉ “tham dự cho vui” thì Việt Nam lại đem binh hùng tướng mạnh quyết một lần thay màu huy chương?

Phải chăng, chỉ cần lấy Vàng lần này cái đã cho tròn mục tiêu, trọn khát khao để những lứa cầu thủ sau này khỏi phải cấn cớ với giấc mơ đó. Nói thế để thấy, vô địch bóng đá nam SEA Games không hẳn yếu tố chuyên môn hay nâng tầm là tiên quyết. Ở đó, niềm vui lớn nhất là xoa tay hài lòng vì chúng ta đã đi đến cái đích tưởng gần mà xa bao năm qua. Khi đó, có thể tự thỏa lòng và biết rằng bóng đá mình đã bằng bạn bè khu vực. Đấy là cái mà chúng ta suy nghĩ về nó trong bối cảnh này". Đó là cách nhìn nhận câu chuyện trên quan điểm của nhà báo Nguyễn Lưu.

Xét cho cùng, bóng đá nam SEA Games cũng chỉ là một môn thi đấu tại đấu trường khu vực, được xem như "ao làng" Đông Nam Á. Dẫu vậy, với thành tích chưa có và cái đích chưa đi đến được đã khiến chúng ta vẫn phải miệt mài theo đuổi. Tấm HCV vẫn là điều được chờ đợi một cách mãnh liệt của chúng ta. Có thể điều này không sai, thậm chí là rất đúng bởi trong bóng đá, phải có khát vọng chiến thắng và phải có danh hiệu. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận cho chính xác tham vọng và mục tiêu của mình. Chúng ta đã tham gia thì phải muốn vô địch, nhưng đừng xem nó là cái gì vô cùng to lớn đến mức choáng ngợp rồi quên bẵng đi cái cần hướng đến cho lộ trình nâng tầm đã vạch ra để đi.

“Có vàng hay không được vàng, ao làng hay đẳng cấp!? Nhà báo Nguyễn Lưu cho rằng thôi thì dù sao chúng ta cũng đã đem “đại quân” U22 (với gần nửa đội hình của ĐTQG) đến với sân chơi lần này rồi. Đã chấp nhận cuộc chơi, cứ chơi hết mình với khát khao lớn nhất, đó chính là sự chuyên nghiệp. Danh hiệu ấy là quan trọng (với bóng đá chúng ta) nhưng thất bại cũng không phải là thảm họa. Danh hiệu nào cũng thế, xứng đáng hay không nằm ở chất lượng của nó. Hãy nhìn cuộc đua tranh tại SEA Games 30 này một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Thỏa được giấc mộng vàng càng có ý nghĩa, để rồi từ đây sẽ nhìn những cái đích xa hơn chứ không còn đau đáu về giấc mơ đó nữa.

Trần Tuấn (thực hiện)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm