Người quan sát: Bóng đá mà thiếu khán giả

21/05/2021 09:58 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - ... Nó sẽ không còn là bóng đá nữa. Khán giả và CĐV thậm chí còn được xem là một trong 2 tiền đạo ("chân sút" còn lại là truyền thông), trong sơ đồ 4-4-2 cổ điển, mà Liên đoàn bóng đá châu Á AFC từng lấy làm viện dẫn.

Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2022 của đội tuyển Việt Nam

Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2022 của đội tuyển Việt Nam

Lịch thi đấu Đội tuyển Việt Nam. Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2022 của Đội tuyển Việt Nam. Lịch thi đấu bảng G vòng loại World Cup 2022. Lịch trực tiếp bóng đá ĐTVN. 

Trong rất nhiều các bài báo hay chương trình Vlog CCKM - Cận cảnh bóng đá Việt, người viết từng khẳng định luôn rằng, khán giả mới là những người nuôi sống bóng đá, chứ không phải túi tiền của các ông bầu, ông chủ. Nhưng, bóng đá chuyên nghiệp kiểu Việt Nam vốn vẫn chéo cẳng ngỗng...

Lịch sử 20 năm tuổi của V-League, kể từ khi thoát khỏi cơ chế bao cấp, CĐV chưa từng được ý thức vai trò tiên quyết. Trong khi tiền bản quyền truyền hình gần như với không đồng thu về cho CLB, thì ngân khố của các đội bóng vẫn phụ thuộc trực tiếp vào túi tiền của ông bầu và một phần nhỏ từ ngân sách địa phương.

Ở B.Bình Dương, tỷ lệ này là 50/50, tiền chưa bao giờ là vấn đề, kể từ năm 2004 - 2005, khi Becamex IDC nhảy vào ghép tên. Tổng Cty Becamex IDC vốn là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc tỉnh, nên họ được tạo cơ chế rất đặc biệt trong việc huy động nguồn tài chính, đặng chăm sóc đội bóng. Becamex IDC thậm chí chẳng phải bỏ ra đồng nào cả.

Tất nhiên, không phải CLB nào cũng có điều kiện như B.Bình Dương. Ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, SLNA..., vấn đề kinh tài luôn rất nhức nhối, mặc dù họ là những CLB sở hữu nguồn tài nguyên gần như bất tận và lớn nhất: Khán giả.

Thời hoàng kim, giai đoạn 2008-2011, chảo lửa Lạch Tray của Hải Phòng được xem là kinh đô của V-League, với nguồn tiền thu về từ vé bán ra luôn không dưới chục tỷ đồng/mùa giải. Nó cũng tựa như Thiên Trường (Nam Định) trong 3 năm qua. Chục tỷ đồng không đủ để nuôi đội bóng, nhưng chí ít có thể cải thiện bữa ăn, buổi tập và gợi mở nhiều điều.

bóng đá Việt Nam, tin tức bóng đá, bong da, tin bong da, dtvn, tuyển VN, Park Hang Seo, lịch thi đấu bảng G vòng loại World Cup, Việt Nam vs Jordan, Việt Nam vs Indonesia
Khán giả lấp kín sân Thiên Trường tại V-League, nhưng tiếc là nguồn lực ấy chưa được chú trọng đầu tư. Ảnh: VPF

Vấn đề cốt lõi của các CLB là không hoặc chưa biết cách thức để khai thác nguồn tài nguyên từ các khán đài.

Trong một trả lời phỏng vấn Thể thao & Văn hóa, cựu tiền đạo đội trưởng ĐTQG, Lê Công Vinh, đã nói thế này: "CĐV đến sân, sẽ kéo theo rất nhiều nhà tài trợ đầu tư vào. Song vấn đề là CLB phải chơi đẹp, chơi hiệu quả, có thành tích, để đáp lại sự tin tưởng ấy. Và truyền thông nữa, cũng phải vun vào. Có như thế, bóng đá mới sống khỏe được".

Có rất nhiều những yếu tố cấu thành để bóng đá có thể nuôi được bóng đá, song chính lối suy nghĩ ỉ lại vào ông chủ, ăn sẵn, chậm chuyển đổi của những người làm bóng đá, mới kéo chậm lại sự phát triển. Mảng kinh doanh của các đội bóng hoạt động thiếu hiệu quả, nhưng thay đổi nhân sự và nếp nghĩ là việc không đơn giản.

Trở lại mối quan hệ hữu cơ, cộng hưởng của bóng đá với khán giả, riêng về điều này ở Việt Nam, thể thao luôn phải chạy theo giải trí - văn hóa, văn nghệ và bị bỏ lại một khoảng cách khá xa. Với ngành giải trí, khán giả, người hâm mộ là yếu tố cốt lõi, quyết định sống còn. Các hạng mục quảng cáo, từ khai thác giá trị hình ảnh, chỉ là sự kèm theo (xứng đáng) mà thôi.

Không có vấn đề gì phải tranh cãi về sự thật hiển nhiên như thế. Bóng đá nói riêng và thể thao nói chúng, nếu bế tắc, thì đấy là do lối nghĩ và cách làm của chính chúng ta.

Tại các nền bóng đá phát triển, với những giải đấu hàng đầu, CĐV có thể khiến cho CLB phải thay đổi cả chiến lược. Ví như đợt biểu tình phản đối Super League ở một số CLB lớn vừa rồi. So sánh không hề khập khiễng, bởi bóng đá giống nhau về bản chất, sự khác biệt được tạo ra bởi phương pháp làm và một ý thức vai trò đặc biệt quan trọng của khán giả.

Tất nhiên, nguồn thu của các CLB châu Âu phụ thuộc rất đáng kể vào tiền bản quyền truyền hình chính đáng, khi họ tham gia các giải đấu. Đây là miếng bánh, mà hiện tại, V-League cũng như các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam chưa chào bán được giá cao. Chất lượng sản phẩm bóng đá rõ chưa đáp ứng đủ và đúng thị hiếu.

Trong 10 năm qua, CLB Hà Nội và HAGL là những đội bóng nuôi cấy và phát triển tốt nhất các Hội nhóm CĐV. Nhưng để có thể sống được thôi chứ chưa nói sống khỏe từ nguồn tài nguyên trên khán đài, vẫn là điều xa xỉ. Bao giờ cho đến bao giờ?!

CCKM

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm